Có những động tác yoga có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da, từ đó giúp bạn luôn năng động, tránh lão hóa và trẻ lâu hơn.
1. 10 nguyên tắc phải nhớ khi tập những động tác yoga trẻ hóa làn da
Chúng ta đều biết Yoga là một hệ thống giúp cân bằng cuộc sống, tiếp sức mạnh, làm dịu và chữa lành. Nó tác động lên cơ thể, suy nghĩ và tâm hồn. Rất nhiều mỹ nhân trên thế giới gắn bó với bộ môn yoga đã chia sẻ: Yoga có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, điều này sẽ giúp nuôi dưỡng những tế bào bằng những chất cần thiết và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.Vì thế, yoga là một trong những ”thần dược” cho làn da của họ khi họ bắt đầu nhận ra những vấn đề mà tuổi tác gây ra.
- Khởi động kỹ trước khi tập
- Nhẫn nại, kiên trì, không thay đổi lộn xộn để chạy theo phong trào
- Sử dụng thảm tập
- Tập luyện đúng kỹ thuật
- Tập đúng thời gian
- Hít thở đúng cách
- Không ăn trước khi tập
- Nghỉ ngơi đúng lúc
- Thư giãn đúng cách
- Đặc biệt nhất: Uống đủ nước
2. Tư thế Yoga giúp bạn “lột xác” trẻ mãi không già
2.1. Tư thế yoga chống lão hoá: tư thế rắn hổ mang (Cobra)
Giúp căng ngực, vai và bụng, săn chắc mông, kích thích các cơ quan bụng, giảm căng thẳng, giảm các cơn đau thần kinh tọa.
- Nằm nghiêng trên sàn nhà, duỗi thẳng chân, các ngón chân chạm sàn. Chống tay dưới sàn nhà, căng vai ra, khuỷu tay sát vào cơ thể.
- Nhấn đầu ngón chân, bắp đùi và xương mu xuống sàn nhà.
- Hít thật sâu, duỗi thẳng cánh tay, nâng ngực khỏi sàn nhà.
- Căng bả vai sau đó ngửa người ra phía sau, ưỡn xương sườn bên về phía trước. Nâng qua đầu xương ức nhưng tránh đẩy các xương sườn về phía trước, uốn cong cột sống.
2.2. Tư thế yoga chống lão hoá: tư thế lạc đà (Camel)
Tư thế này rất có ích cho hệ tiêu hoá và sinh sản. Nó giúp làm giãn xương sống, các cơ ở lưng, vai và cánh tay, tăng cường sự dẻo dai của cột sống và cải thiện sự lưu thông máu lên não, làm đẹp da.
- Quỳ xuống với đầu gối và hông dang rộng hai bên, đùi vuông góc với sàn nhà. Xoay đùi nhẹ vào bên trong, khép hông lại. Giữ mông tổn định.
- Đặt bàn tay lên lưng và xương chậu của bạn, ngón tay hướng xuống đất. Đẩy bàn tay từ xương chậu xuống xương cụt. Ưỡn xương cụt về phía trước, đùi đẩy về phía sau. Hít vào, nâng ngực cao lên bằng cách nhấn bả vai xuống thấp so với xương sườn.
- Giữ ổn định vị trí của xương cụt và bả vai, đầu thẳng, cằm gần ngực, tay đặt lên xương chậu. Chạm tay vào bàn chân trong khi giữ đùi thẳng đứng với sàn nhà. Hơi nghiêng đùi lệch một chút so với phương vuông góc, xoay nhẹ chạm một tay vào chân. Rồi nhấn đùi lại về vị trí thẳng đứng, xoay eo về lại vị trí ban đầu. Làm tương tự để chạm tay còn lại vào chân cùng bên.
- Thả lỏng xương sườn trước, nâng xương chậu lên về phía xương sườn. Rồi nâng xương sườn lên từ xương chậu. Giãn xương sống dài hết mức có thể. Lòng bàn tay giữ chặt lấy gót chân. Xoay nhẹ cánh tay ra ngoài, đưa tay về trước ngực.
- Giữ tư thế này trong trong 30 giây đến một phút. Khi nghỉ, đặt tay ngang hông. Hít vào và nâng đầu và eo lên bằng cách chống tay vào hông.
2.3. Tư thế yoga chống lão hoá: Tư thế gập người chân rộng
Bài tập Yoga Gập Người Chân Rộng có tác dụng làm phần sau của hai chân và phần trong của hai bắp đùi duỗi mạnh. Giảm căng và cải thiện tuần hoàn máu ở thân trên, kéo giãn cột sống, làm săn chắc cơ vùng bụng.
- Bắt đầu bằng tư thế Trái núi. Đặt hai bàn tay lên hai bắp đùi. Hai chân tách rộng bằng hai lần vai sao cho hai bàn chân thẳng hàng và song song với nhau, ngón chân hướng thẳng phía trước.
- Hít vào, thở ra đồng thời gập người ra phía trước từ hai bắp đùi, giữ cho hai gót chân trên sàn và lưng luôn thẳng.
- Đặt hai bàn tay xuống sàn cách nhau bằng chiều rộng của hai vai. Hai cánh tay thẳng, các ngón tay xòe rộng, hướng thẳng ra phía trước.
- Hướng đỉnh đầu xuống sàn và nghiêng xương tọa hướng lên phía trần nhà để kéo giãn xương sống.
- Hít vào, thở ra đồng thời cong hai cùi chỏ và đưa ngực hướng về phía khoảng cách giữa hai đùi.
- Đầu và cổ buông thõng xuống sàn, cảm nhận xương sống đang giãn ra, tưởng tượng bắp chân sau của hai chân và cơ đùi trong đang duỗi ra theo từng hơi thở.
- Giữ tư thế từ 30 giây tới 1 phút.
2.4. Tư thế yoga chống lão hoá: Tư thế bánh xe
Tư thế Yoga này giúp làm săn chắc da và tăng cường toàn bộ mặt sau cơ bắp của bàn tay và bàn chân, phát triển các cơ ở vùng lưng và bụng.
- Nằm ngửa trên lưng bạn, cong đầu gối lại, giữ cho hai bàn chân chạm mặt đất.
- Cong khuỷu tay lại và đặt bàn tay ở hai bên đầu, cách nhau một khoảng ngang vai, các ngón tay hướng vào bên trong vai, ép lòng bàn tay sát với mặt đất.
- Dùng lực đều lên tay và chân, nhẹ nhàng nâng người lên khỏi mặt đất, bắt đầu từ đỉnh đầu rồi tới hông.
- Ép lực vào ngón chân cái để nâng ngực lên cao khỏi mặt đất.
- Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần. Sau đó gập cằm vào phía ngực rồi nhẹ nhàng hạ người xuống.
2.5. Tư thế yoga chống lão hoá:Tư thế yoga trồng chuối
Tư thế Yoga này giúp giảm thiểu được tình trạng mất ngủ và căng thẳng. Giúp cho cơ lưng của bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra tư thế này còn chống lão hóa vì máu sẽ đổ về mặt nhiều hơn, đưa các chất dinh dưỡng và oxy bổ sung cho da. Thậm chí không chỉ da mặt mà da đầu cũng có ảnh hưởng tích cực. Trồng cây chuối còn làm cho tóc bạn đen và mượt hơn.
- Đặt thảm Yoga trên sàn, nhữg người mới bắt đầu thì nên sử dụng khăn hoặc những vật mềm mại để đỡ đầu của bạn trong tư thế này.
- Ngồi trên thảm trong tư thế quỳ xuống, giữ cột sống thẳng thẳng, hai tay đặt trên đầu gối, thực hiện vài động tác thở bình thường để thư giãn.
- Tiếp theo đưa hai tay về phía trước đặt trên tấm thảm, khủy tay nằm trên sàn và hai bàn tay đan lại như trên hình.
- Đặt đầu vào giữa hai tay đan, như hình trên, cẩn thận đừng làm đau. Hít thở thư giãn chuẩn bị vào bưỡc tiếp theo.
- Tiếp theo, cố gắng nâng người thành tư thế ngọn núi. Bắt đầu với đầu gối, nâng hông và lấy lực từ cánh tay, đầu và các ngón chân để nâng chúng lên. Tư thế này sẽ mất rất nhiều sức nhưng bạn sẽ làm được, thư giãn và thở để bạn thực sự thoải mái trong tư thế này.
- Giữ cho phần đầu được cân bằng và cố định, từ từ nâng hông và đứng trên các ngón chân. Cố gắng nâng một chân lên khỏi mặt sàn, chậm chạp và đều đặn, để dễ dàng hơn thì nên đưa chân gần hơn về phía đầu.
- Sau khi đã nâng được một chân, cố gắng nâng chân còn lại. Điều này yêu cầu nhiều sức mạnh ở cánh tay và bàn tay của bạn. Những người mới bắt đầu có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè để giúp bạn cân bằng, hoặc bạn cũng có thể dựa vào một bức tường. Nâng hai chân thẳng, người thẳng.
- Trở về, bạn cong người, uốn cong đồng thời hai đầu gối hoặc từng chân như cách bạn đi lên + thư giãn ở tư thế quỳ với vài nhịp thở sâu.
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga