Bên cạnh các loại thuốc, bạn cũng cần kết hợp các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm để rèn luyện sự dẻo dai cho xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Cùng tìm hiểu 5 bài tập cho người thoát vị và tổn thương cột sống trong nội dung sau đây.
Thoát vị đĩa đệm tập yoga có hiệu quả không?
Người bị thoát vị đĩa đệm tập yoga mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ chữa trị bệnh hiệu quả. Những lợi ích cụ thể là:
- Tăng cường sức mạnh của các cơ, đặc biệt là cơ lưng: Việc giữ các tư thế yoga trong vòng 60 giây sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ ở lưng và bụng một cách hiệu quả. Việc tăng cường các cơ này sẽ giúp việc di chuyển dễ dàng và duy trì tư thế thẳng đứng, giảm áp lực lên cột sống, từ đó làm giảm đau hiệu quả.
- Giúp các cơ được kéo giãn: Khi thực hiện các tư thế yoga sẽ giúp một số các cơ được thư giãn và một số cơ khác được kéo căng ra, từ đó thúc đẩy sự linh hoạt của hệ cơ xương khớp.
- Tăng lưu thông máu: Các bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm lưng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, làm tăng lưu thông máu, giúp các chất dinh dưỡng được truyền đến những vùng cơ, mô mềm ở thắt lưng, thúc đẩy khả năng phục hồi nhanh chóng,
- Tăng cường sự linh hoạt, đàn hồi của các khớp: Tập luyện yoga giúp xương khớp được vận động, làm tăng sự dẻo dai và trở nên linh hoạt hơn
Bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm
1. Tư thế cây cầu
- Nằm ngửa trên thảm tập, hai tay đặt xuôi theo thân mình, cạnh hông và đùi, hai chân rộng bằng vai
- Gập gối lại, hít sâu rồi từ từ nâng lưng lên một mức cao nhất có thể, để cảm nhận sự căng của lưng và cổ.
- Giữ tư thế trong vòng 30-45 giây, thở đều và chậm rồi trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện động tác này từ 3-5 lần.
2. Tư thế trẻ con
- Quỳ gối trên sàn nhà, đầu gối mở rộng, ngồi trên gót chân
- Cúi gập người sao cho phần thân trên nằm giữa hai bên đùi, đầu tựa lên sàn nhà hoặc một tấm đệm đỡ.
- Hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống mặt thảm.
- Giữ yên tư thế trong 1 phút, hít thở sâu.
3. Tư thế châu chấu
- Nằm úp bụng xuống sàn, dùng thêm miếng lót mềm nếu cần thiết.
- Kéo giãn 2 cánh tay, đặt dọc 2 bên cơ thể.
- Hít thở, nâng ngực, đầu, cẳng chân và cánh tay lên khỏi sàn.
- Giữ cho cẳng chân và cánh tay thẳng.
- Thả lỏng ngón chân và ngón tay. Tập trung vào hít hở.
- Giữ tư thế này từ 5 – 30 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống và thả lỏng cơ thể.
4. Tư thế rắn hổ mang
- Chuẩn bị với tư thế nằm sấp người trên mặt sàn
- Hai tay chống xuống sàn, lòng bàn chân ngửa lên trên
- Người bệnh đẩy nửa người từ từ lên cao tạo thành tư thế giống rắn hổ mang đang ngóc đầu
- Cố gắng giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 20 giây, sau đó quay trở lại tư thế ban đầu
- Bạn thực hiện liên tục khoảng 15 đến 20 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất
5. Tư thế chim – chó
- Bạn thực hiện tư thế quỳ và chống hai tay xuống sàn, cột sống giữ thẳng
- Đưa cánh tay phải về phía trước và đẩy chân trái ra sau, chú ý cánh tay, lưng, cổ tạo thành một đường thẳng, giữ trong khoảng 30 giây
- Trở về tư thế ban đầu, sau đó đổi bên: tay trái hướng về phía trước, chân phải đẩy ra sau.
- Lặp lại động tác mỗi bên 10 – 15 lần
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga