Hatha Yoga là gì mà ai cũng nên tập

Hatha yoga là một hình thức tập luyện phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Loại hình này có thể tiếp cận một cách dễ dàng và tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc. Điều này khiến nó trở lên rất quan trọng trong việc chống lại những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh. Bài viết dưới đây của Tuệ Giang sẽ chia sẻ kỹ hơn cho các bạn hatha yoga là gì mà ai cũng nên tập một lần, quá trình hình thành và phát triển cũng như ý nghĩa đặc biệt của loại hình yoga này.

1. Hatha yoga là gì?

Hatha yoga là hình thức yoga được tập luyện phổ biến nhất tại Mỹ. Đây là một nhánh của yoga mà đặc biệt tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Hatha yoga sử dụng các tư thế (asana), kỹ thuật thở (pranayama) và thiền (dyana), với mục đích mang lại một cơ thể khỏe mạnh và tâm hồn thanh thản, an yên.

2. Những lợi ích không thể bỏ qua của hatha yoga

Không phải tự nhiên mà phương pháp này được rất nhiều ưa chuộng và muốn thử. Có thể nó, những bài tập hatha yoga chính là cách giúp bạn nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần.

2.1. Thư giãn tâm trí

Khi bạn thực hiện các bài tập của Hatha là lúc tâm trí của bạn hoàn toàn thả lỏng và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì từ thế giới bên ngoài. Bạn trở nên ý thức hơn về thói quen suy nghĩ hay thói quen phản ứng với các tình huống của mình, đánh giá được những điều đó là đúng hay sai.

2.2. Thức tỉnh tâm linh

Bằng cách giải phóng năng lượng khắp cơ thể và cân bằng các khía cạnh đối diện của con người bạn các bài tập Hatha được xây dựng rõ ràng và cụ thể. Khi nguồn năng lượng cơ thể được mở ra chính là lúc hai sự đối lập này được cân bằng. Lúc này cơ thể bạn tạo điều kiện cho sự thức tỉnh tâm linh.

2.3. Trị liệu sức khỏe

Yoga rất phổ biến với những người bị đau nhức, chẳng hạn như những người bị viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, vì những tư thế asana nhẹ nhàng có thể thúc đẩy sự linh hoạt và cải thiện thể lực.

2.4. Giảm cân giữ dáng

Yoga không đốt nhiều calo như các môn thể thao có cường độ tập luyện cao nhưng bạn vẫn có thể giảm cân khi tập yoga thường xuyên. Để phát huy tối đa việc giảm cân khi tập bạn nên kiểm soát lượng tinh bột đưa vào cơ thể một cách hợp lý, ăn uống nhiều rau, nạp nhiều nước hơn và quan trọng là nên kết hợp một lối sống lành mạnh.

2.5. Xây dựng hệ thống miễn dịch

Điều này làm cho bạch huyết tăng sự thoát nước, giúp cho hệ thống bạch huyết này. Tăng khả năng chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt được cả những tế bào ung thư. Đồng thời xử lí các chất thải độc hại của chức năng tế bào, từ đó góp phần làm cho hệ thống miễn dịch tốt hơn qua hatha yoga.

3. 8 chi triết lý trong Hatha yoga

Theo kinh điển của Patanjali Maharishi, bộ môn yoga này chia thành 8 nhánh hay chi khác nhau, gồm yamas, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana và samadhi.

  • Yamas ý chỉ về mối quan hệ với môi trường xung quanh, gồm 5 quy tắc đạo đức: Ahimsa (không gây tổn thương), Satya (chân thành), Asteya (không ăn trộm), Brahmacharya (khiêm tốn), Aparigraha (hào phóng).
  • Niyamas ý chỉ các mối quan hệ giữa người với người, qua 5 quy tắc đạo đức như Sauca (sự trong sạch), Santosa (sự mãn nguyện), Tapas (sự giác), Svadhyaya (sự học), Isvara Pranidhana (thiêng liêng).
  • Asanas là những tư thế được tập luyện trong yoga giúp người tập có thể phát triển tính kỷ luật và sự tập trung, từ đó làm cơ sở cho việc ngồi yên và thiền trong thời gian dài.
  • Pranayama là các kỹ thuật thở dùng để kiểm soát prana hoặc lực lượng quan trọng, từ đó hỗ trợ người tập cảm thấy tỉnh táo, tự giác và bình tĩnh.
  • Pratyahara là hình thức tập trung các giác quan, giúp người tập cố gắng xua đi những điều phiền não, dục vọng trong tâm thức và kiểm soát được bản ngã, cảm xúc của bản thân.
  • Dharana ý chỉ sự tập trung cao độ, loại bỏ hết thảy những phiền nhiễu quanh thân để tâm trí chỉ tập trung vào một điều gì đó.
  • Dhyana là sự thiền định, cũng như nhận thức, đây được xem như trí tuệ mở rộng, dễ dàng tiếp thu và bình tĩnh.
  • Samadhi là sự giác ngộ, đây được xem như cảnh giới cao khi con người tập hợp đủ 7 chi bên trên, họ sẽ hình thành mối liên kết tâm linh hay năng lượng nào đó, giữa tất cả các sinh vật sống.

4. Tìm hiểu các tư thế hatha yoga người mới bắt đầu

4.1. Tư thế xác chết

Tư thế này được xem là cơ bản nhất trong số các loại tư thế của cách tập này, hoàn toàn không sử dụng những động tác cao siêu nào gây khó khăn cho người mới bắt đầu.

Hatha Yoga là gì mà ai cũng nên tập - giangyoga
Tư thế xác chết
  • Nằm giữa thảm tập, hai cánh tay giãn ra hai bên và đôi chân duỗi thẳng cách nhau một khoảng rộng hơn vai.
  • Thư giãn và hít thở thật sâu sau đó thở ra thật nhẹ nhàng

4.2. Tư thế hoa sen

Đối với tư thế này, phải giữ đầu và cột sống trên một đường thẳng. Đồng thời những ai bị thương mắt cá chân, đầu gối hoặc liên quan đến khớp gối thì không nên áp dụng.

Hatha Yoga là gì mà ai cũng nên tập - giangyoga
Tư thế hoa sen
  • Ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo nhau và bàn chân đặt trên đùi của chân kia sao cho sát với bụng.
  • Sau đó, hai tai đặt lên đùi hoặc thủ ấn.
  • Hít sâu, thở ra nhẹ nhàng và duy trì tư thế này trong vòng vài phút sau đó đổi chân.

4.3. Tư thế rắn hổ mang

Hatha Yoga là gì mà ai cũng nên tập - giangyoga
Tư thế rắn hổ mang
  • Toàn thân nằm úp, hai tay chống xuống sàn, bàn tay úp sao cho phần thân trước được nâng lên cao.
  • Lúc này, hóp bụng và mặt hướng lên trên. Giữ nguyên từ thế này trong vòng 8 giây và hít thở 4-5 nhịp rồi về tư thế ban đầu.

4.4. Tư thế con thỏ

Với thư thế con thỏ, những người bị thương vùng cổ, cột sống, đầu gối hoặc huyết áp không nên tập.

Hatha Yoga là gì mà ai cũng nên tập - giangyoga
Tư thế con thỏ
  • Hai gối khép lại gần nhau và quỳ xuống, gót chân duỗi thẳng ra sau sao cho lòng bàn chân hướng lên trên.
  • Tiếp theo, thu đầu về gần đầu gối chân, hai tay giữ lấy gót chân.

4.5. Tư thế lạc đà

Đối với tư thế lạc đà này, nếu mắc bệnh đau nửa đầu, đau lưng, cổ hoặc liên quan đến huyết áp thì tốt nhất không nên tập.

Hatha Yoga là gì mà ai cũng nên tập - giangyoga
Tư thế lạc đà

Tư thế lạc đà này nâng cấp hơn các tư thế trên một tý, do vậy khi thực hiện các bạn cần tuân thủ các bước sau đây:

  • Ngồi lên chân, hai tay đặt lên đùi sau đó đẩy cơ thể đứng lên bằng đầu gối. Hai tay lúc này đặt cạnh hông.
  • Hít vào đồng thời uốn lưng về sau, hai tay nắm lấy chân và giữ thẳng. Lúc này cổ hướng thẳng lên trên, phần cơ bụng được kéo căng.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 30-60 giây rồi thả lỏng.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga