Yoga có lợi ích gì đối với tiêu hoá?

Hệ tiêu hóa là một hệ thống quan trọng trong cơ thể, có chức năng chính là tiêu hóa thức ăn để lấy được dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn thực hiện vai trò phân giải và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa cũng có khả năng mắc phải nhiều vấn đề và bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng và viêm túi thừa…
Do đó, để phòng ngừa bệnh, lựa chọn việc luyện tập thể thao là cần thiết, trong đó có thể nhắc tới yoga. Việc tập yoga đem lại không chỉ lợi ích cho sức khỏe tổng thể mà còn có tác động tích cực đến quá trình tiêu hoá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các lợi ích của yoga đối với hệ tiêu hoá, cũng như tác động của nó đến các vấn đề khác liên quan đến tiêu hoá.

1. Lợi ích của việc tập luyện yoga cho hệ tiêu hoá:

  • Giảm căng thẳng:

khi bạn gặp căng thẳng, hệ thống tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, và rối loạn thức ăn. Yoga có thể giúp giảm căng thẳng và khôi phục lại sự cân bằng trong cơ thể, từ đó cải thiện quá trình tiêu hoá.
  • Hỗ trợ các cơ quan tiêu hoá: 

Các tư thế yoga có thể giúp cải thiện và làm căng vùng bụng, giúp hỗ trợ chức năng của cơ quan tiêu hoá. Các tư thế này thường yêu cầu sự chuyển động nhanh, gấp và kéo dài, vặn xoắn vùng bụng để cải thiện sự lưu thông máu và bạch huyết. Đồng thời, chúng tạo ra sự co bóp và giải phóng các cơ quan, giúp tăng cường chức năng và kích thích quá trình loại bỏ độc tố hiệu quả.

  • Xoa dịu hệ tiêu hoá:

Nhiều tư thế yoga sẽ làm dịu các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá. Bằng cách massage các cơ quan tiêu hoá như ruột non, ruột già, dạ dày, tuần hoàn mạch máu và điều dẫn oxy trong hệ hô hấp được cải thiện. Nhờ vậy, hệ tiêu hoá sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

2.  Các tư thế yoga giúp cải thiện tiêu hoá:

2.1. Tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana):

Yoga có lợi ích gì đối với tiêu hoá? - giangyoga
Tư thế chó úp mặt
Vai trò: tư thế này giúp kéo dãn và nhu động cơ bụng và ruột. Tư thế này tạo ra sức ép nhẹ lên các cơ và ruột, giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng thẳng trong hệ tiêu hoá.
Cách thực hiện:
  • Bắt đầu ở tư thế ngồi trên bàn với hai tay đặt dưới vai và đầu gối ở dưới hông, hít vào.
  • Thở ra và nhấc đầu gối lên khỏi sàn, đặt hông hướng lên trần nhà.
  • Chạm gót chân xuống sàn và duỗi thẳng đầu gối hết mức có thể, cố gắng duỗi thẳng sống lưng.
  • Giữ thẳng phần tay sao cho từ mông đến cổ tay xếp thành một đường thẳng.
  • Giữ tư thế này trong vòng 1 phút.

2.2. Tư thế cái ghế (Utkatasana)

Yoga có lợi ích gì đối với tiêu hoá? - giangyoga
Bài tập này giúp xoa bóp và làm săn chắc các cơ quan vùng bụng và như một chất kích thích tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa

Vai trò: Bài tập này giúp xoa bóp và làm săn chắc các cơ quan vùng bụng và như một chất kích thích tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu từ Tư thế trái núi – Tadasana.
  • Gập đầu gối, nâng hông ra sau, tưởng tượng như bạn đang ngồi trên 1 chiếc ghế. Đồng thời, nâng cao tay, lòng bàn tay hướng vào nhau, tay thẳng, không cong khuỷu tay.
  • Điều chỉnh tư thế cho thoải mái. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở.
  • Để trở lại tư thế trái núi – Tadasana, thở ra, bạn ấn chân xuống và duỗi thẳng chân và sau đó hạ cánh tay xuống hai bên.

2.3. Tư thế thuyền nhỏ (Pavanamuktasana)

Yoga có lợi ích gì đối với tiêu hoá? - giangyoga
Tư thế này có khả năng kích thích quá trình tiêu hoá

Vai trò: tư thế này có khả năng kích thích quá trình tiêu hoá, giúp tạo sức ép nhẹ lên các cơ trong vùng bụng, kích thích quá trình tiêu hóa và giúp nhu động ruột. Khi cơ bụng được cung cấp lưu thông máu tốt hơn, hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:
  • Nằm ngửa, hai đầu gối cong lại, hai bàn chân sát sàn, hai bắp đùi hở nhau ra.
  • Kéo lần lượt từng bên đầu gối lên phía ngực, ép sát phần bụng.
  • Đặt hai bàn tay lên hai đầu của hai đầu gối. 
  • Hít thở đều và sâu.
  • Giữ tư thế trong 30 giây đến 2 phút.
Đối với việc chăm sóc sức khỏe của bạn, ngoài việc tập luyện, bạn nên áp dụng những điều sau: hãy nhai kỹ thức ăn và ăn chậm để cảm nhận cảm giác no, đồng thời hãy nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn để có thể nghe theo cảm giác no. Ngoài ra, khi gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu, hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ và hít thở một vài hơi, điều này có thể giảm nhẹ tình trạng mà bạn gặp phải.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga