Stress hay căng thẳng là điều dễ gặp phải trong đời sống của bất kỳ ai. Đó là tình trạng tâm lý không được thoải mái, lo âu, phiền muộn đến mất ăn mất ngủ.
Stress là gì? Nguyên nhân và hậu quả
Strees là gì?
Bạn đôi khi thấy người xung quanh than phiền “Sao hôm nay thấy áp lực quá”, “Cứ nghĩ đến chuyện đó là chẳng muốn ăn, muốn ngủ”, “Chẳng muốn làm gì hết. Chỉ muốn quăng hết mọi thứ đi”…
Đó là biểu hiện cơ bản được thể hiện ra bên ngoài khi có những bức bối, căng thẳng trong tâm lý của người đó, một dấu hiệu của stress. Khi căng thẳng làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, đến hoạt động của cuộc sống thì khi đó tình trạng cảnh báo ở mức nguy hại, yêu cầu bạn phải có hưởng điều chỉnh và dùng phương pháp trị liệu.
Hậu quả của stress có tác động liên quan đến sức khoẻ (tình trạng bệnh lý) cũng như mối quan hệ xã hội.
- Tác động đến bệnh lý: Căng thẳng trở nên tiêu cực khi một người đối mặt với những thách thức liên tục mà không có sự giảm bớt hoặc thư giãn. Stress tiếp tục mà không thuyên giảm có thể dẫn đến một tình trạng gọi là đau khổ – một phản ứng căng thẳng tiêu cực. Đau khổ có thể làm xáo trộn sự cân bằng bên trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng thể chất như đau đầu, đau bụng, huyết áp tăng, đau ngực, rối loạn chức năng tình dục và khó ngủ. Các vấn đề về tình cảm cũng có thể là do đau khổ. Những vấn đề này bao gồm trầm cảm, các cơn hoảng sợ hoặc các dạng lo lắng khác.
- Tác động đến quan hệ xã hội: Một người buồn bực chẳng thể nào hòa đồng và vui vẻ với mọi người dù là bất kỳ ai. Khi đó, trạng thái cơ thể người đó chẳng muốn tham gia vào hoạt động tập thể nào, chỉ muốn một mình, yên tĩnh. Khi ai đó bị stress, nhiều thách thức có thể nảy sinh, trước mặt là khó khăn về giao tiếp. Chẳng hạn với mối quan hệ công sở, khi bạn bị stress sẽ rất dễ nóng nảy, cáu bẳn với đồng nghiệp; với mối quan hệ tình cảm có thể thờ ơ với người yêu, lạnh nhạt với vợ con/chồng con; với mối quan hệ bạn bè có thể hờ hững, không hứng thú cho những buổi gặp mặt tán gẫu nữa.
Hiệu quả của yoga trong việc giảm căng thẳng stress
Yoga là một trong những bộ môn thực hành kết hợp hài hòa giữa cơ thể và tâm trí. Với những động tác nhẹ nhàng kết hợp với việc thở sâu, thở đều giúp cho cơ thể và bộ não của chúng ta thư giãn tối đa. Đối với những người mang bệnh tâm lý trong người thì Yoga sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần rất hiệu quả, giúp chúng ta cân bằng những luồng suy nghĩ tích cực và tiêu cực giúp giảm stress hiệu quả. Với cơ chế tự chữa lành vết thương của cơ thể thì yoga được coi là một phương pháp chữa lành vết thương tâm lý một cách tự nhiên mà không kém phần hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của yoga mang lại.
- Giảm cảm giác lo lắng, đồng thời giúp cơ thể thư giãn tuyệt đối
- Giảm những mệt mỏi, áp lực kéo dài
- Giúp giấc ngủ ngon hơn
- Giúp cải thiện cuộc sống, bình tĩnh và sống tích cực hơn
Tư Thế Yoga Giảm Stress Hiệu Quả
1. Tư thế cây cầu
- Nằm tư thế nằm ngửa.
- 2 tay đặt xuôi cạnh hông – đùi.
- Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân.
- Đan tay vào nhau đặt thẳng tay xuống thảm.
- Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai.
- Hít sâu nâng lưng của bạn lên.
- Giữ tư thế tầm 30s hoặc lâu hơn, thở đều và chậm.
- Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn.
- Lặp lại động tác 3 – 5 lần.
2. Tư thế chim bồ câu
- Ngồi với một đầu gối gập ở phía trước và một chân duỗi thẳng ra sau. giữ thẳng lưng.
- Hít sâu và thở ra từ 5 đến 10 nhiệp đếm với mỗi chân trụ
3. Tư thế “góc cố định nằm ngửa”
- Nằm ngửa trên mặt đất, từ từ gập đầu gối, đưa hai bàn chân lại gần nhau tạo thành 1 góc cố định trên sàn (gần giống hình thoi).
- Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng.
- Cảm nhận nhịp tim và hơi thở sẽ giúp tâm trí bạn bớt nghĩ đến những cảm xúc tiêu cực và stress.
- Duy trì tư thế trong ít nhất 1 phút.
4. Tư thế ngồi gập mình
- Ngồi trên sàn, duỗi chân trước mặt.
- Vươn thân trên (không cong lưng) về phía trước và cố chạm vào ngón chân.
- Khi tay bạn chạm được vào mũi chân, thu tay lại để trên chân trong vòng 1 phút.
- Bạn không cần gập sâu quá mức và nên từ từ luyện tập hàng ngày để thư giãn cơ thể.
5. Tư thế gác chân lên tường
- Để thực hiện động tác này dễ dàng, bạn có thể ngồi cạnh tường, nằm xuống đồng thời đưa chân lên cao.
- Một tấm thảm hoặc gối tựa đầu sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi thực hiện tư thế này.
- Bạn cũng có thể đặt một chiếc chăn được cuộn tròn dưới thắt lưng hoặc cổ để nâng đỡ cột sống.
Để thư giãn với yoga, bạn nên cất điện thoại khỏi tầm với, tắt các thông báo nếu không cần thiết. Bạn có thể tập trong vòng 15 phút mỗi ngày hoặc chọn 1 tư thế và tập luyện bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, stress. Ngoài ra, tập trung vào hơi thở sâu giúp điều hòa nhịp tim, thả lỏng tâm trí và giảm các phản ứng tiêu cực do stress.
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga