Bài tập Yoga giảm mỡ bắp tay là chủ đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vì vùng mỡ lủng lẳng ở bắp tay luôn khiến vô cùng tự ti khi diện áo dây đúng không nào? Có rất nhiều bài tập sử dụng phương pháp nâng tạ hoặc chống đẩy làm bắp tay thon gọn hơn nhưng cơ bắp nổi lên rất to. Nếu chị em đang tìm kiếm phương pháp giảm mỡ cánh tay bị to bắp thì bài tập yoga là một lựa chọn lý tưởng, nhẹ nhàng và không yêu cầu dụng cụ phức tạp.
Làm thế nào để giảm mỡ bắp tay?
Có rất nhiều cách để giảm mỡ bắp tay, hoặc các bài tập HIIT nhưng nếu cơ thể hoặc tuổi tác không cho phép bạn tập luyện cường độ cao thì sau đây là các bài tập yoga giảm mỡ bắp tay từ dễ đến khó. Ở trình độ của người mới bắt đầu có thể khó khăn trong việc giữ thăng bằng trên cánh tay, nhưng sẽ hoàn toàn ổn nếu di chuyển chậm và từ từ điều chỉnh tư thế cho đến khi tạo đủ lực để hỗ trợ cơ thể một cách đúng nhất.
Điều quan trọng nhất là không nên thực hiện các động tác thăng bằng trên cánh tay với tư thế không đúng , vì có khả năng cao là sẽ gây chấn thương lên cổ tay, khuỷu tay và khớp vai nếu đặt quá nhiều lực.
Dưới đây là một số bài tập Yoga giảm mỡ bắp tay. Hãy tập theo những bài tập này nhé, và đừng gấp gáp vội vã, hãy từ từ và học cách lắng nghe cơ thể để có những buổi tập an toàn và lâu dài.
Tư thế Yoga giảm mỡ bắp tay cho người mới
1. Tư thế chó úp mặt
- Đầu tiên bạn thực hiện động tác quỳ trên thảm, 2 tay song song vươn ra trước mặt. Đồng thời đầu gối rộng bằng hông, 2 tay rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.
- Dùng lực của cánh tay và đầu gối đẩy người từ từ lên cao, 2 chân duỗi thẳng sao cho cơ thể tạo thành chữ V ngược.
- Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển.
- Giữ nguyên tư thế này trong 1 – 3 phút.
- Lưu ý: trong quá trình tập nhớ chú ý vào hơi thở.
2. Tư thế Plank
- Từ tư thế trên bạn hạ mông và 2 chân xuống, đồng thời thu 2 cánh tay về vuông góc với mặt thảm. Lúc này toàn bộ cơ thể sẽ nằm trên một đường thẳng
- Đảm bảo hông của bạn thẳng, không bị chùng xuống nhưng cũng không nhổm lên, mắt nhìn xuống thảm.
3. Tư thế bồ câu một chân
- Bạn chống cả hai tay hai chân xuống đất, hai gối cách nhau một khoảng ngang hông còn hai tay cách nhau một khoảng ngang vai.
- Dựng người lên để hông nằm trên gối còn vai nằm trên cổ tay, cả hai chân và hai tay đều thẳng.
- Dồn lực vào lòng bàn tay để đưa năng lượng đến phần thân dưới và tăng cường khung chậu, lực truyền đều xuống cả 10 ngón tay.
- Xoay phía bên ngoài của phần trên cánh tay vào trong để mở rộng phần thân trên và mở rộng phần gót chân.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở, sau đó trở về tư thế ban đầu và thư giãn.
4. Tư thế tấm ván ngược
- Bạn nằm dài xuống sàn theo tư thế chống đẩy, hướng tầm mắt về phía trước.
- Hít vào đồng thời nhấc hai bắp đùi lên phía trần nhà. Hơi thở đều.
- Gập khủy tay một góc 90 độ, khủyu tay nằm thẳng đứng với cổ tay, vai nằm ngang hàng với khuỷ tay, giữ cho phần thân trên mở rộng.
- Giữ tư thế từ 5 đến 20 giây. Sau khi thực hiện tư thế, nên lắc mạnh hai bàn tay để giúp thư giãn hai cổ tay.
5. Tư thế cái cầu
- Nằm ngửa, hai đầu gối co, hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông.
- Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống.
- Thở đều, đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng lên khỏi sàn, cao hết mức bạn có thể.
- Khi thở ra, bạn hạ lưng xuống sàn từ lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, rồi mới tới hông.
- Lặp lại chuỗi động tác trong khoảng từ 6 đến 8 nhịp thở.
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga