Thở Bụng: Bài Tập Không Thể Thiếu Trong Yoga

Bình thường nếu không có bệnh về hô hấp thì ít ai để ý hằng ngày ta thở thế nào nông hay sâu, nhanh hay chậm, có đúng cách không. Chính vì vậy mà chúng ta coi thường cách hít thở sao cho khoa học, đây được coi là điều hiển nhiên nhưng không phải ai cũng biết. Tuệ Giang xin giới thiệu với bạn các lợi ích và cách tập thở sao cho đúng nhất, giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất.

1. Thở bằng bụng là gì?

Ngoài cách thở mũi, thở miệng thì cách thở bằng bụng là một cách hô hấp trong đó có sự kiểm soát của ý thức, chủ động sử dụng cơ hoành – một lớp cơ hình vòm nằm dưới phổi – nhằm tăng thể tích trao đổi khí, tăng độ bão hòa hoàn toàn của oxy trong máu. Hệ quả của động tác lặp đi lặp lại này là làm thành bụng bị đẩy ra ngoài theo từng nhịp hít vào và xẹp xuống khi thở ra.

Hầu hết mọi người đều có thói quen chỉ thở qua thành ngực. Luồng khí đi vào chỉ lưu thông hạn chế trong lồng ngực và nhanh chóng đi ra. Do vậy, mặc dù chúng ta đều có nhịp thở rất nhiều, thể tích dưỡng khí thật sự nhận được lại không tương xứng. Chính điều này càng khiến cơ thể thêm thiếu hụt oxy và càng khiến chúng ta cảm thấy khó thở hoặc lo lắng, càng thêm thở nhanh hơn. Cuối cùng là dẫn đến thói quen thở nhanh, thậm chí là nông hơn khi chúng ta già đi.

2. Các lợi ích của cách thở bằng bụng đem lại là gì?

2.1. Giúp bạn thư giãn

Lợi ích khi hít thở bằng bụng | Vinmec

Một trong những lợi ích tuyệt vời của thở bụng là khả năng giúp bạn thư giãn – gần như ngay lập tức. Điều này là do các hoạt động khi thở bằng bụng có mối liên kết với cả hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm của chúng ta. Cụ thể là các động tác hít sâu thở ra nhịp nhàng làm giảm kích thích trên hệ thần kinh giao cảm; từ đó, chúng ta sẽ giảm được những phản ứng căng thẳng mãn tính.

2.2. Cải thiện phục hồi sau tập thể dục

Những bài tập thở Yoga giúp giảm cân hiệu quả ( Phần 1) – Gymaster Nhà phân  phối Thiết bị Thể thao và Chăm sóc sức khỏe

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thở bằng bụng không chỉ rất tốt cho việc thư giãn tổng thể, nó cũng rất tuyệt vời trong việc giảm mức độ căng thẳng với các chất oxy hóa do việc tập thể dục gây ra.

2.3. Thúc đẩy chức năng tiêu hóa

Little-Known Benefits & Side Effects of Kapalbhati Pranayama

Như đã đề cập, thở bằng bụng sẽ giúp kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm, chi phối phần lớn các chức năng của hệ thống tiêu hóa.

Lúc này, việc sản xuất nước bọt trong vòm miệng tăng lên, chuyển động dạ dày và nhu động ruột cũng mạnh mẽ hơn và nguồn dịch tiết dồi dào, càng giúp thức ăn chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, hấp thụ một cách nhanh chóng hơn. Từ đó, tốc độ làm trống dạ dày cũng cải thiện, chúng ta cũng mau có cảm giác đói bụng và việc ăn uống cũng trở nên ngon lành hơn.

Phương pháp thở bụng đúng cách để tập hàng ngày như thế nào?

Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra của yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga