Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cơ xương khớp. Vì thế, người mắc căn bệnh này thường được khuyến khích luyện tập các bài tập thể dục phù hợp, vừa sức. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên tập những môn thể thao nào?
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
- Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.
2. Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh những bộ môn nào?
2.1. Chạy bộ:
Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.
2.2. Động tác ngồi xổm
Ngồi xổm là tư thế tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.
2.3. Tập Gym
Động tác tập gym như cúi xuống và nâng tạ lên sẽ tác động đến cột sống, gây ra sốc. Tương tự, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có khả năng khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi việc làm xuất hiện các triệu chứng đau dồn dập. Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ để hạn chế gây quá tải cho cột sống, vốn đã bị yếu đi bởi bệnh thoát vị đĩa đệm.
2.4. Bóng đá
Bóng đá là một môn thể thao rất phổ biến, nhưng với đặc điểm thường phải di chuyển nhanh, xoay người, thực hiện những cú sút với lực mạnh, tập luyện trong thời gian kéo dài và quá sức khiến cho các cơ vùng háng và cột sống lưng thường xuyên bị áp lực dẫn tới tổn thương.
2.5. Bóng rổ
Do người chơi phải thực hiện các động tác bật nhảy, xoay người đột ngột và liên tiếp, thậm chí chạy ở tư thế khom lưng nên không chỉ gây chấn thương cho vùng lưng hông mà còn gây ra các vấn đề với cánh tay- cổ tay, khớp gối và cổ chân.
2.6. Golf
Golf có vẻ là một môn thể thao nhẹ nhàng và không gây nguy hại cho người chơi. Tuy nhiên, bạn không nên chơi golf nếu đang bị thoái hoá đĩa đệm thắt lưng. Vung gậy đánh bóng trên diện rộng có thể gây ra căng cơ quá mức và tổn thương dây chằng do kéo căng hoặc các cấu trúc tại lưng bạn bị xoay khỏi vị trí ổn định. Do lực tạo bởi cú đánh của bạn có thể gây đau và thương tích, một cú đánh golf sai kỹ thuật cũng có thể dẫn đến chấn thương lưng nghiêm trọng.
2.7. Squats
Squats (động tác đứng lên ngồi xuống tác động đến cơ mông và đùi) là một trong những bài tập tốt nhất tác động lên toàn bộ cơ thể, dù bạn đang cố gắng xây dựng cơ bắp hay muốn giảm mỡ. Tuy nhiên, squats cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hoá đĩa đệm thắt lưng. Nếu bạn bị thoái hóa đĩa đệm hoặc chấn thương vùng thắt lưng, squats có thể gây thương tích vì tạo ra lực tác động quá nhiều vào cột sống thắt lưng của bạn.
2.8. Gập bụng
Bạn có thể nghĩ rằng các động tác gập bụng sẽ làm săn chắc và tăng cường cơ bụng của bạn. Tuy nhiên, gập bụng có thể gây áp lực lên cột sống của bạn và làm tăng nguy cơ gãy xương do nén ép khi bạn bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đó là lý do tại sao bạn nên tránh gập bụng hoặc bất kỳ tập thể dục nào đòi hỏi bạn phải uốn cong người về phía trước hoặc vặn eo nếu đang có vấn đề với các đĩa đệm vùng lưng.
2.9. Các bài tập có động tác giữ thẳng chân
Những bài tập đòi hỏi người bệnh phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên vị trí cột sống. Do vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập duỗi thẳng hai chân lên lúc nằm ngửa hoặc động tác cúi xuống để chạm các ngón tay vào mũi chân và giữ cho chân thẳng.
2.10. Các bài tập riêng cho chân
Các bài tập nhấn mạnh vào đôi chân có khả năng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Thậm chí, chỉ đơn giản là các động tác co hoặc đẩy đôi chân cũng sẽ khiến áp lực vùng đốt sống ở vùng cụt gia tăng thêm. Chính vì vậy, bệnh nhân nếu đã có vấn đề với đĩa đệm cột sống thì không nên thực hiện những bài tập này.
3. Các hoạt động khác bạn cũng nên tránh khi bị thoái hóa đĩa đệm thắt lưng
Bạn cũng nên tránh các hoạt động gây đau cho lưng của mình như:
- Tránh ngồi ở một nơi hoặc một vị trí trong một thời gian dài;
- Tránh ngồi trên ghế mềm và sâu;
- Tránh nâng bất cứ điều gì trong khi bạn đang phải vươn người, xoay lưng hoặc uốn về phía trước;
- Đừng nhấc đồ vật cao hơn ngực;
- Đừng cúi xuống dưới thắt lưng khi đang đứng thẳng hai chân;
- Tránh ngồi trên nệm quá mềm.
Tập thể dục có thể tốt cho bệnh đau thắt lưng, đặc biệt là đối thoái hóa đĩa đệm thắt lưng, nhưng không phải tất cả các bài tập đều có lợi. Trước khi lựa chọn những bài tập để luyện tập mỗi ngày, bạn nên thảo luận với bác sĩ và huấn luyện viên của bạn để có được sự chỉ dẫn chính xác nhất.
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga