Gác chân lên tường bị tê chân phải làm sao?

Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ở đùi, thắt lưng và khiến nhiều người tập lo lắng. Vậy gác chân lên tường bị tê chân có sao không và làm thế nào để khắc phục, bạn có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới.

Gác chân lên tường là tư thế Yoga mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ
Gác chân lên tường là tư thế Yoga mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ

1. Gác chân lên tường bị tê chân có sao không?

Gác chân lên tường (Viparita Karani) là một tư thế yoga phục hồi (yoga restorative) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dễ thực hiện mà không cần bất cứ sự khởi động hoặc chuẩn bị nào trước đó. Gác chân lên tường bị tê chân là hiện tượng hoàn toàn bình thường - giangyoga

Gác chân lên tường bị tê chân là hiện tượng hoàn toàn bình thườngĐể vào tư thế này, bạn không cần bất cứ dụng cụ nào, chỉ cần ngửa hông, đưa mông sát gần tường và đưa thẳng chân lên. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể lót một miếng đệm dưới mông, một tấm chăn dưới đầu, một dây đeo quanh đùi.

2. Lợi ích của tư thế Yoga gác chân lên tường

Động tác nằm gác chân lên tường mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể:

  • Giúp giảm căng thẳng
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Giảm đau lưng dưới
  • Cải thiện tiêu hoá
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Kéo giãn gân kheo, cơ mông, cột sống và hông đồng thời giảm áp lực lên lưng dưới
Tư thế Yoga gác chân lên tường mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể - giangyoga
Tư thế Yoga gác chân lên tường mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và cách thực hiện tương đối đơn giản, tuy nhiên một số người bệnh có thể bị tê chân, đau nhức hoặc không thoải mái khi thực hiện tư thế này. Theo các chuyên gia, các biểu hiện tê mỏi hoặc khó chịu, thường là dấu hiệu cơ thể đang phục hồi các tổn thương, tình trạng này không nghiêm trọng và không cần điều trị.

Ngoài ra, việc tập luyện sai phương pháp và tư thế, cũng có thể dẫn đến tê mỏi chân khi gác lên tường. Điều quan trọng là thực hiện đúng tư thế theo hướng yoga. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng gác chân lên tường bị tê chân có sao không, bạn nên trao đổi trực tiếp với người hướng dẫn.

3. Gác chân lên tường bị tê chân phải làm sao?

Tư thế gác chân lên tường có thể kéo căng chân nhưng không gây đau, mỏi cũng như tê chân. Tuy nhiên, nếu bị tê chân hoặc khó chịu, bạn chỉ cần nhẹ nhàng đặt mông ở xa tường cho đến khi cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn bị tê chân khi thực hiện tư thế gác chân lên tường, bạn chỉ cần đưa mông ra xa tường một chút - giangyoga
Nếu bạn bị tê chân khi thực hiện tư thế gác chân lên tường, bạn chỉ cần đưa mông ra xa tường một chút

Cách thực hiện đúng động tác yoga gác chân lên tường:

– Chọn một vị trí thoải mái gần một bức tường và đặt một cái gối hoặc một con lăn mềm dưới lưng dưới của bạn.

– Nhấc chân lên và đặt chúng dọc theo tường. Để 2 tay thư giãn bên cạnh cơ thể.

– Giữ vị trí này trong 15-20 phút.

Điều quan trọng là bạn phải chọn quần áo thoải mái, không chặn hoặc cản trở tuần hoàn máu. Tốt nhất, bạn nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái và không đeo thắt lưng. Rõ ràng, nằm bất động trên sàn trong 20 phút không giống như tập thể dục thường xuyên. Nó giống như kỹ thuật yoga hay thư giãn hơn. Tuy nhiên, “trò tiêu khiển” này lại có rất nhiều lợi ích cho hệ thống tuần hoàn của cơ thể.

4, Những ai không nên thực hiện động tác nằm gác chân lên tường

Bạn có thể cảm thấy tê chân do giảm lưu lượng máu tới đây, đặc biệt nếu bạn giữ tư thế này trong thời gian dài. Nếu những dấu hiệu này làm bạn cảm thấy khó chịu, hãy dừng lại và thoát khỏi tư thế. Bạn cũng không nên thực hiện tư thế đảo ngược trong những ngày kinh nguyệt ra nhiều. Hãy lắng nghe cơ thể và tham khảo thêm ý kiến của giáo viên yoga để có lựa chọn phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn mắc một số bệnh lý dưới đây thì cũng không nên thực hiện động tác này:

  • Huyết áp cao
  • Bệnh tim
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Phù chân mãn tính
  • Chấn thương cổ hoặc lưng
  • Thoát vị
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Suy gan hoặc xơ gan
  • Người đang mang thai

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga