Đứng bằng đầu – vua của các tư thế

Đứng bằng đầu - vua của các tư thế - giangyoga

Tư thế Sirsasana, hay còn gọi là Đầu đứng trong yoga, là một trong những tư thế quan trọng giúp phát triển khả năng miễn dịch và tăng cường năng lượng cơ thể. Trong tiếng Sanskrit, ‘Sirsa’ có nghĩa là ‘cái đầu’, mô tả rõ về tư thế này. Nó không chỉ là một tư thế yoga quan trọng mà còn được biết đến với biệt danh “vua” của các asana.

Đứng bằng đầu - vua của các tư thế - giangyoga

Tư thế Sirsasana hỗ trợ phát triển cơ vai, lưng trên, vùng lưng dưới, cơ tay trước và sau, cũng như cổ. Đây là một tư thế nền tảng cho các biến thể khác trong yoga. 

1. Cách thực hiện tư thế:

  • Bước 1: Ngồi trên gót chân trong tư thế đứa trẻ. Tay trái nằm khuỷu tay phải, tay phải nắm khuỷu tay trái để đo khoảng cách sau đó thả tay ra.
  • Bước 2: Đưa cánh tay về phía sàn, ở dưới vai
  • Bước 3: Không di chuyển khuỷu tay, hai bàn tay đan lại với nhau và đưa ra phía trước để tạo thành thế “3 chân”
  • Bước 4: Từ từ đặt đỉnh đầu lên sàn, phần sau của đầu dựa vào 2 bàn tay đang đan vào nhau
  • Bước 5: Không di chuyển đầu và khủy tay, thẳng đầu gối và nâng hông lên. Trọng lượng cơ thể dồn vào khuỷu tay, khuỷu tay không di chuyển.
  • Bước 6: Hít thở đều, siết chặt phần bụng, bước chân về phía trước, cố gắng giữ cho đầu gối thẳng
  • Bước 7: Tiếp tục bước đi cho đến khi cảm nhận được hông ở ngay bên trên đầu
  • Bước 8: Nhấc bàn chân lên khỏi sàn, co đầu gối lại, hướng vào ngực
  • Bước 9: Giữ đầu gối co lại và chụm vào nhau, từ từ thẳng hông cho đến khi hai đầu gối hướng thẳng lên trần nhà
  • Bước 10: Từ từ duỗi thẳng đầu gối, đưa bàn chân lên, trọng lượng dồn vào khuỷu tay. Hít thở sâu, giữ tư thế tùy theo khả năng của bạn
  • Khi kết thúc tư thế, làm ngược lại cách thao tác, bắt đầu bằng cách co đầu gối lại, gập hông và đưa bàn chân xuống sàn.

2. Lợi ích của Tư thế Sirsasana:

2.1. Cải Thiện Lưu Thông Máu:

Tư thế Sirsasana đảo ngược cơ thể, giúp máu dễ dàng lưu thông từ chân đến đầu, cung cấp máu giàu oxy và dưỡng chất cho các bộ phận trên cơ thể.

2.2. Tăng Cường Sức Mạnh Cơ Vai và Lưng:

Đứng bằng đầu - vua của các tư thế - giangyoga
Tăng Cường Sức Mạnh Cơ Vai và Lưng

Nếu được tập luyện đúng cách, tư thế yoga này sẽ giúp tăng sức mạnh cho cơ thể. Khi cơ thể ở trong tư thế lộn ngược, các cơ bụng, cơ lưng, cơ hoành và cơ sàn chậu sẽ được kích hoạt. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, nếu bạn biết cách giữ hơi thở ổn định, nhịp nhàng, các cơ này sẽ ngày một trở nên linh hoạt hơn.

2.3. Giảm Stress và Cải Thiện Tâm Trạng:

Với sự lưu thông máu cải thiện và ảnh hưởng tích cực đến hệ thần kinh, tư thế này có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, chữa lành chứng trầm cảm.

2.4. Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch:

Việc đảo ngược cơ thể kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn. Ngoài ra, các cơ quan sinh sản cũng hoạt động tốt hơn. Giúp làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt và mãn kinh.

2.5. Cải Thiện Tư Duy và Tập Trung:

Đứng bằng đầu - vua của các tư thế - giangyoga
Cải Thiện Tư Duy và Tập Trung

Sự tập trung và ổn định trong tư thế đầu đứng có thể cải thiện khả năng tư duy và tập trung của bạn, nhờ đó học cách thực hiện tư thế này là một thách thức, đồng thời phát triển sự kiên nhẫn và quyết tâm.

2.6. Chống lão hóa:

Nhiều chuyên gia cho rằng, tư thế đứng bằng đầu cũng có tác dụng chống lão hóa. Vì khi thực hiện, máu sẽ đổ về mặt nhiều hơn, đưa các chất dinh dưỡng và oxy bổ sung cho da. Thậm chí, không chỉ da mặt mà da đầu của bạn cũng có ảnh hưởng tích cực. Tập tư thế này còn làm cho tóc đen và mượt hơn.

Những lợi ích này không chỉ nâng cao sức khỏe cơ thể mà còn đóng góp tích cực đến tinh thần và tâm lý, làm cho Tư thế Sirsasana trở thành một phần quan trọng trong bài tập yoga hàng ngày.

3. Lời khuyên cho người mới bắt đầu:

Tư thế Sirsasana đòi hỏi sự cẩn trọng và hướng dẫn từ giáo viên. Đừng thực hành một mình nếu bạn là người mới, và tăng cường sức mạnh cơ lõi trước khi thách thức bản thân với tư thế đầu đứng. Đặc biệt, tránh thực hiện tư thế này trong các trường hợp sau:

  • Chấn thương lưng
  • Đau đầu
  • Bệnh tim mạch
  • Huyết áp cao
  • Đang trong kỳ kinh nguyệt
  • Chấn thương cổ