Vai là một trong những khu vực phổ biến nhất của cơ thể để giữ căng thẳng. Khi bạn căng thẳng, lo lắng hay đối diện với nguy hiểm, theo phản xạ tự nhiên vai bạn sẽ co rút lại. Đó có thể là do bạn thường xuyên khuân vác vật nặng, ngồi làm việc khòm người và đưa cổ về trước quá nhiều, đi đứng còng lưng đổ vai về trước…Tất cả những thói quen sai trên đều gây ra căng thẳng lâu dài ở vai dẫn đến hệ luỵ đau cổ và ảnh hưởng luôn cả lưng, dẫn tới tình trạng vai co cứng, đây chính là hậu quả của đời sống bận rộn và thói quen sinh hoạt sai. Nhiều người trong chúng ta, những người ngồi ở bàn làm việc cả ngày hoặc dành nhiều giờ ngồi sau tay lái để đi lại, đặc biệt dân văn phòng cần chú ý đặc biệt đến bộ phận vai trên cơ thể.
Các tư thế yoga tập trung vào vai là một cách tuyệt vời để giải phóng sự căng thẳng này, giúp mở rộng vai và giải phóng mọi căng thẳng tích tụ trong suốt cả ngày của bạn, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giúp đôi vai khỏe khoắn, linh hoạt hơn; hạn chế những căn bệnh liên quan đến xương khớp.
CÁCH GIẢM CÂN TRONG 3 NGÀY
1.Mở khớp vai trong Yoga là gì?
Mở khớp vai trong Yoga được hiểu là: sự luyện tập cho vùng cơ xung quanh khớp được co lại hoặc căng ra. Khi cơ của chúng ta khỏe khoắn, có độ uyển chuyển nhất định sẽ giúp việc cố định các khớp một cách chắc chắn. Khi chúng ta xoay, gập hay vận động sẽ hoạt động nhạy bén trong biên độ hoạt động của nó.
Một khi các khớp khỏe mạnh sẽ tiết ra các dịch nhầy tại khớp giúp khớp không bị khô, tắc nghẹn và thoái hóa. Đồng thời làm cho độ linh động của khớp cao hơn bình thường. Tuy nhiên để thực hiện những bài tập mở khớp vai trong yoga bạn nên cẩn thận, dành sự tập trung cao độ cho các bài tập liên quan đến xương khớp nhằm tránh những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là 5 tư thế yoga mở vai tốt nhất mà bạn có thể thực hành để bắt đầu giải tỏa căng thẳng.
2. Các động tác mở khớp vai:
2.1. Tư thế em bé
Tư thế này là một cách giảm đau thụ động tuyệt vời cho nhiều vùng trên cơ thể, đặc biệt là vai. Bằng cách gập chân cong và vươn cánh tay về phía cuối tấm thảm, bạn đang để vai mở ra và thư giãn. Hãy chắc chắn rằng vai của bạn không hướng về phía tai mà hãy khuyến khích chúng di chuyển xuống lưng bạn. Giữ tư thế này trong một hoặc hai phút để cho phép kéo dài di chuyển sâu vào cơ bắp của bạn.
2.2. Tư thế em bé mở rộng
Tư thế em bé mở rộng giúp tăng cường sức mạnh vai, hông, đùi và chân. Tư thế này đòi hỏi sự dẻo dai của cơ hông, cơ lưng kết hợp duỗi thư giãn cánh tay giúp cơ thể bạn vận động linh hoạt hơn. Không chỉ vậy, tư thế này còn giúp bạn cải thiện lưu thông máu hiệu quả, làm giảm căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.
2.3. Tư thế con thỏ
Tư thế này giúp kéo giãn phần vai, cổ và cột sống cực kỳ hiệu quả, cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể bạn, từ đó hệ thống thần kinh của bạn sẽ trở nên sảng khoái và tích cực hơn. Nó làm trẻ hóa tuyến giáp và tuyến cận giáp, cân bằng và điều hòa cơ thể của bạn. Bên cạnh đó, một số người thậm chí còn thấy rằng việc luyện tập tư thế thường xuyên giúp chúng dễ ngủ hơn, trợ giúp hiệu quả để làm giảm các vấn đề về xoang và cảm lạnh đầu.
2.4. Tư thế đại bàng
Kích thích hệ miễn dịch bằng cách làm tăng lưu thông máu của cơ thể, nuôi dưỡng sự cân bằng, mở khớp và kéo giãn vai và cổ tay cực kì hiệu quả, tăng sức mạnh cho mắt cá chân. Các cơ gân kheo, cơ tứ đầu, bắp chân và vai được kéo dài, giúp cải thiện sự cân bằng của cơ thể và tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, vì asana này là một tư thế vặn, tư thế giải độc cho cơ thể. Nó tống chất độc ra khỏi thận, lưu thông máu đến hệ thống sinh sản.
2.5. Tư thế con bò
Tư thế con bò giúp bạn kéo giãn cổ, vai và cơ trước cơ thể, giảm căng thẳng, lo âu, giúp massage nhẹ nhàng các cơ quan nội tạng của bạn và giúp lưu thông máu tốt hơn trên toàn cơ thể. Tác động nhẹ nhàng lên cột sống, giúp thư giãn lưng và làm khỏe mạnh cột sống. Tư thế này cũng giúp bạn giảm đau lưng và đau thần kinh tọa.
Như với tất cả các tư thế yoga, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và cảnh giác với bất kỳ chấn thương hoặc sự nhạy cảm nào hiện có khi di chuyển qua các tư thế này. Vai là một phần cơ thể mỏng manh, vậy nên khi tập luyện bạn hãy chú ý đến từng động tác, đảm bảo sự chính hãng của từng tư thế. Nên khởi động kỹ trước khi bắt đầu tập luyện để phòng tránh những chấn thương cơ học ở vùng vai, tay và cổ, thực hiện thường xuyên và đều đặn các kỹ thuật mở khớp vai trong yoga để có được kết quả như mong đợi.