Tập yoga chữa bệnh xương khớp là một trong những biện pháp trị liệu vật lý được rất nhiều người áp dụng. Bởi yoga không chỉ có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe tổng thể mà còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức mỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến động tác cũng như cách thực hành tại nhà để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến cơ xương khớp.
1. Tập yoga chữa bệnh xương khớp có hiệu quả không?
Bệnh xương khớp là “cơn ác mộng” đối với nhiều người vì nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý về xương khớp chính là những cơn đau nhức dai dẳng cả ngày lẫn đêm.
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn giản và tiện dụng, không ít người bệnh còn tập yoga chữa bệnh xương khớp. Yoga là một liệu pháp có nguồn gốc từ Ấn Độ với khả năng tác động tập trung vào ba yếu tố: Cảm xúc, tinh thần và cơ thể. Đối với các bệnh nhân gặp vấn đề với cơ xương khớp, yoga được chứng minh là có các tác dụng dưới đây:
- Cải thiện các triệu chứng khó chịu: Một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của yoga chính là có thể giúp cải thiện hiệu quả những triệu chứng đau nhức của bệnh viêm đau khớp. Theo một nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, yoga có tác động rất tích cực đối với người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp và đau mỏi do lao động chân tay.
- Cải thiện tính linh hoạt, dẻo dai của khớp: Các bài tập yoga chữa bệnh xương khớp thường tập trung chủ yếu vào tư thế vặn xoắn hoặc co giãn. Điều này có thể giúp cơ thể bệnh nhân nâng cao tình dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương bị khô cứng.
- Thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất: Bên cạnh các tác động liên quan đến cơ xương khớp, yoga còn có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể. Lý do là vì liệu pháp này khuyến khích người bệnh thực hiện các bài tập hít thở sâu, giúp tăng cường lưu lượng oxy trong mạch máu một cách tối ưu.
2. Dưới đây là 5 bài tập yoga giúp giảm đau xương khớp tại nhà, bạn đừng bỏ qua nhé
1.1. Tư thế chó duỗi mình (chữ V ngược)
Bài tập theo tư thế chữ V ngược này sẽ giúp cho các khớp chân và tay của bạn dẻo dai, thư giãn cột sống khỏe mạnh. Ngoài ra tư thế này còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, ngăn ngừa loãng xương.
- Với tư thế này các bạn nằm sấp, hai chân để cách nhau một khoảng ngang bằng vai, sau đó đặt hai bàn tay song song với ngực.
- Lấy một hơi hít thật sâu, từ từ đẩy tay lên, uốn cong lưng, rồi ngửa đầu ra sau mặt càng ngửa lên cao càng tốt. Sau đó thở ra, đẩy hông lên cao để người tạo thành hình chữ V ngược.
- Chân và tay đặt cố định xuống sàn, đẩy ngực gần về phía chân, giữ thẳng hông sao cho từ hông xuống tay và chân thẳng hàng. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở rồi trở lại vị trí ban đầu.
1.2. Tư thế vặn cột sống
Tư thế này giúp các khớp xương linh hoạt, giảm bớt các cơn đau nhức, vận động tốt hơn.
- Với tư thế yoga này thực hiện ở tư thế ngồi, hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Sau đó, gập chân trái lại, đặt gót chân trái sát mông phải.
- Tiếp tục, gập chân phải lại, đặt chân phải phía ngoài đầu gối trái, đầu gối sát nách trái. Hít sâu, đưa tay trái ra nắm lấy cổ chân phải, quay tay phải về sau lưng, thân quay về bên phải, bàn tay phải chống xuống sàn.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 nhíp thở rồi trở về vị trí ban đầu.
2.3. Tư thế thư giãn gác chân trên tường
Thư giãn chân trên tường là bài tập chữa thoái hóa hiệu quả. Động tác của bài tập này giúp khớp thư giản, lưu thông khí huyết, xoa diệu các cơn đau khớp, giúp người bệnh cảm thấy thoái mái. Những lúc mệt mỏi hay căng thẳng mất ngủ, bạn cũng có thể thực hiện bài tập này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Thực động tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
- Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường đối mặt với bức tường gần đó. Nếu bạn nằm trên sàn nhà thì lót một chiếc chăn hoặc thảm xuống dưới hông, đầu. Vài và hông không chạm sàn.
- Duỗi thẳng chân lên tường, hông giữ nguyên vị trí, bạn có thể gập đầu gối và kéo áp sát vào ngực đến khi cảm thấy thoải mái thì thôi.
- Hai tay duỗi sang hai bên thoải mái và giữ tư thế này 5 – 10 phút.
2.4. Tư thế cái cây
- Dồn trọng lực vào chân phải cùng lúc đó co chân trái lên sao cho lòng bàn chân trái áp sát vào đùi mặt trong của chân phải.
- Hai tay đưa lên chắp vào nhau đặt phía trước ngực.
- Cố gắng giữ tư thế càng lâu càng tốt sau đó hạ chân và tay xuống, bắt đầu tiếp với bên chân còn lại.
- Tư thế này giúp giãn cơ, ổn định huyết áp bạn có thể thực hiện đầu hoặc cuối buổi tập đều được.
2.5. Tư thế em bé
Với những người hay bị đau lưng, tư thế em bé là một lựa chọn rất đáng thử. Tư thế này có thể giải phóng áp lực ở vùng thắt lưng, giúp giãn căng cột sống và cải thiện hiệu quả những triệu chứng nhức mỏi khó chịu ở vùng cổ gáy và lưng trên.
- Ngồi ở tư thế quỳ gối, mông chạm vào gót chân.
- Từ từ vươn dài người về phía trước, hai tay duỗi thẳng, mặt và trán chạm vào thảm tập.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây, đồng thời hít thở sâu.
Tư thế này có thể được thực hiện khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng mông, có thể dùng một chiếc khăn mềm đặt vào giữa mông và bắp chân.
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga