Bài tập Yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả

Hơn 80% phụ nữ trong thời kỳ hành kinh thường gặp các cơn chuột rút đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống trong những ngày này. Yoga đã được chứng minh có tác động tích cực đến cơn đau trong ngày hành kinh. Vì thế thay vì dùng thuốc bạn có thể bắt đầu luyện tập Yoga để cải thiện sức khỏe và làm dịu cơn đau trong những ngày hành kinh.

1. Yoga giúp gì trong chu kỳ kinh nguyệt?

Trong ngày hành kinh, nồng độ hormone trong cơ thể bạn tăng cao khiến tâm trạng cũng thay đổi. Bạn trở nên nhạy cảm với những thứ nhỏ nhặt và dễ xúc động hơn. Ngoài ra bạn còn phải chật vật với những cơn đau bụng khi hành kinh. Yoga bao gồm những bài tập về tinh thần và thể chất giúp cải thiện sức khỏe nhờ tăng sự tập trung và phản xạ của cơ thể. Vì vậy, yoga là một phương pháp tốt giúp thư giãn tinh thần và giảm bớt nỗi bất an trong những ngày hành kinh từ đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, tập yoga còn giúp tăng cường sự dẻo dai của phần cơ bắp ở nửa thân dưới. Nhờ đó, bạn sẽ bớt bị đau bụng hơn trong những lần hành kinh tới. Adrenaline (hormone giúp giảm đau) sản sinh từ việc tập thể dục cũng rất hữu hiệu để giảm đau.

2. Bài tập Yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả

2.1. Tư thế nằm ôm chân

Bài tập yoga tư thế ôm gối tốt cho người bị gout

Tư thế bắt đầu là bạn nằm ngử trên thảm tập. Bắt đầu co hai chân lên ngực, dùng tay cố định hai đầu gối và ôm chân càng chặt càng tốt bạn nhé. Giữ tư thế này lâu nhất có thể và lặp lại động tác từ 7-10 lần để giảm đau bụng kinh bạn nhé.

Đây được cho là động tác hiệu quả nhất và cũng dễ thực hiện nhất đấy.

2.2. Tư thế Mèo – Bò

5 bài tập yoga đơn giản cho người bị đau lưng
  • Bắt đầu bằng tư thế quỳ cao trên thảm tập. Bạn bắt đầu hít thở đều và từ từ cong lưng, đầu hướng lên trần nhà sao cho vai, lưng và mông tạo thành hình vòng cung lõm. Giữ nguyên tư thế này trong 4-6 giây sau đó chuyển sang tư thế con mèo.
  • Sau đó,  từ từ hạ mặt và đầu về vị trí thăng bằng lúc ban đầu, sau đó cong lưng lên sao cho vai, lưng và mông tạo thành vòng cung lồi. Bạn cần thực hiện động tác mèo – bò trong 5-7 phút và hít thở sâu.

2.3. Tư thế nằm vặn người

Tư thế bắt đầu là bạn nằm thẳng người, thả lỏng hai tay và hai chân trên thảm tập

8 tư thế yoga cần thiết cho người chạy bộ - VnExpress Sức khỏe
  • Đầu tiên, bạn giữ nửa thân người trên như tư thế ban đầu, hai tay dang ngang và bắt đầu co gối chân trái và vặn hông sang phải sao cho đầu gối chân trái tiếp xúc với thảm tập.
  • Chân phải giữ thẳng bạn nhé. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5-7 giây sau đó trở lại tư thế ban đầu.
  • Tiếp tục thực hiện với chân bên phải và kết hợp với việc hít thở đều đặn. Lặp lại động tác này trong vòng 5-10 phút bạn nhé.

2.4. Tư thế yoga ngồi gập người tới trước

Chị em nên chuẩn bị một tấm thảm trước khi bắt đầu bài tập này. Thực hiện bài tập này sẽ mát-xa nội tạng và cơ quan sinh dục, giúp giảm đau bụng kinh.

SKLĐ - Yoga: Tư Thế Ngồi Gập Trước-Paschimottanasana - Câu lạc bộ phụ nữ  Việt Nam tại Romania
  • Ngồi trên thảm tập, 2 chân duỗi thẳng
  • Gập người xuống sao cho trán chạm qua đầu gối, 2 tay nắm chặt 2 lòng bàn chân.
  • Giữ nguyên tư thế 5 – 7 giây.

2.5. Tư thế đặt chân lên tường

Đây là một trong những tư thế yoga đơn giản nhất giúp chị em phụ nữ giảm đau bụng kinh.

Tư thế Gác chân lên tường
  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên thảm tập, thả lỏng cơ thể
  • Từ từ đặt chân lên tường sao cho chân tạo với mặt sàn một góc 90 độ, mông cách tường 10 cm.
  • Giữ tư thế này khoảng 5 – 10 phút hoặc lâu hơn
  • Lưu ý: Quá trình tập luyện, bạn có thể kê gối dưới lưng hoặc mông. Ngoài ra, điều chỉnh nhịp thở sao cho hợp lý.

2.6. Tư thế em bé

Tư thế em bé (Balasana)
  • Đầu tiên, bạn quì trên hai đầu gối, duỗi thẳng hai bàn chân ra phía sau tạo thành hình chữ v với hai gót chân tách rời và các đầu ngón chân chạm nhau. Khoảng cách giữa hai gót chân có tác dụng nâng đỡ một phần cơ thể;
  • Tiếp theo, đặt mông xuống vào vị trí khoảng trống giữa hai gót chân. Tư thế của bạn lúc này giống như kiểu ngồi quỳ seiza của người Nhật;
  • Sau đó, cúi gập người về phía trước đến khi trán chạm vào sàn trong khi chân vẫn giữ nguyên trên thảm. Bạn có thể duỗi thẳng tay đặt dọc theo hai bên hông hoặc duỗi tay đặt về phía trước. Bạn cũng có thể nắm hai tay lại đặt ra sau lưng nếu muốn căng phần cơ vai.

Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, giống như kinh nguyệt, bạn cần hiểu rõ hơn về yoga và chính cơ thể của mình để tối ưu hóa những lợi ích và tránh tổn thương.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga