Bài tập yoga đẩy lùi năng lượng tiêu cực

Yoga được lựa chọn là một trong những phương pháp giúp những người có suy nghĩ tiêu cực nhanh chóng lấy lại được cân bằng cũng như học cách suy nghĩ lạc quan hơn. Hãy cùng Tuệ Giang tìm hiểu về những bài tập yoga ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực hiệu quả nhé!

Cuộc sống càng hiện đại thì càng ngắn liền với những áp lực xung quanh chúng ta. Khi đối mặt với áp lực, việc xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết cách để giải tỏa cũng như loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực một cách hiệu quả.

1. Yoga ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực như thế nào?

Căng thẳng, sợ hãi, lo lắng đó là những vấn đề của cuộc sống hiện đại mà chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng đều đã và đang trải qua. Tất nhiên những cảm xúc này xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta là điều hiển nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu để những cảm xúc này lấn át con người bạn, nó có thể là mối nguy hiểm không lường trước được. Vấn đề bắt đầu khi nỗi sợ trở nên dai dẳng và kinh khủng, can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sau đó, chúng sẽ trở thành rối loạn lo âu, một trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức hoặc là sợ hãi về những điều không biết. Hậu quả sẽ là những nỗi ám ảnh, vô hình chung đẩy bạn vào những hành động sai trái.

Bài tập yoga đẩy lùi năng lượng tiêu cực - giangyoga
Việc luyện tập yoga thường xuyên giúp bạn sống một cách điềm tĩnh, có kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.

Các bài tập yoga cơ bản được thiết kế đều là những bài tập không cần tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Đây thường là các bài tập có chuyển động nhẹ nhàng và thư giãn, giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại được trạng thái cân bằng. Việc luyện tập yoga thường xuyên cũng mang đến cho bạn sức mạnh để bạn tự tin đối mặt với những sự kiện xảy đến trong cuộc sống một cách điềm tĩnh, có kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.

2. Lợi ích của yoga đối với chứng rối loạn lo âu

Với khả năng cân bằng cảm xúc và giải tỏa căng thẳng, các bài tập yoga có thể điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ở bệnh nhân rối loạn lo âu. Hiện nay, hiệu quả điều trị rối loạn lo âu của bộ môn này cũng đã được nghiên cứu và chứng minh.

Bài tập yoga đẩy lùi năng lượng tiêu cực - giangyoga
Yoga là bộ môn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và rối loạn lo âu nói riêng

Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, yoga mang đến cho bệnh nhân rối loạn lo âu những lợi ích như:

  • Giảm căng cơ: Lo lắng quá mức có thể gây ra tình trạng căng cơ và đau nhức vùng vai gáy, thắt lưng. Các động tác yoga giúp kéo căng và thư giãn cơ bị co cứng, từ đó giảm rõ rệt tình trạng đau nhức cơ xương khớp do rối loạn lo âu gây ra.
  • Cải thiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật: Lo lắng, căng thẳng quá mức có thể khiến hormone norepinephrine tăng mạnh dẫn đến các triệu chứng thực thể như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đỏ bừng mặt, nghẹn thở,… Nghiên cứu cho thấy, tập yoga mỗi ngày có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật ở bệnh nhân rối loạn lo âu.
  • Nâng cao sức khỏe thể chất: Sự lo lắng, phiền muộn thái quá ở bệnh nhân rối loạn lo âu có thể khiến cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng và uể oải. Tương tự như các bộ môn khác, yoga giúp nâng cao sức khỏe thể chất và cải thiện hệ miễn dịch. Chính vì vậy, bệnh nhân rối loạn lo âu nên tập yoga thường xuyên để phòng ngừa các bệnh thực thể.
  • Giải tỏa căng thẳng: Khi tập yoga, hơi thở sẽ được điều chỉnh một cách chậm rãi và nhịp nhàng. Điều này giúp cho não bộ được thư giãn và giải tỏa các căng thẳng, phiền muộn. Ngoài ra, tập yoga còn tăng tuần hoàn máu lên não, qua đó tạo sự hưng phấn, vui vẻ và sảng khoái.
  • Đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực: Khi luyện tập yoga, hormone endorphin ở não bộ tăng lên đáng kể. Hormone này có tác dụng tạo cảm giác thoải mái, hạnh phúc và vui vẻ. Sự gia tăng của endorphin còn giúp giảm nồng độ các hormone gây stress như cortisol, andrenalin và norenphinephrine. Nhờ vậy, bộ môn này có thể đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực như lo âu, căng thẳng, phiền muộn, chán nản, hoảng sợ,…

Một lợi ích khác mà yoga mang lại cho bệnh nhân rối loạn lo âu là tăng cơ hội gặp gỡ và kết bạn (trong trường hợp tập yoga tại các trung tâm). Qua đó cải thiện tương tác với xã hội và thay đổi suy nghĩ tự cô lập với mọi người. Có thể thấy, yoga là bộ môn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và rối loạn lo âu nói riêng. Kết hợp bộ môn này cùng với các phương pháp chuyên sâu sẽ giúp quá trình chữa trị đạt kết quả tối ưu.

3. Bài tập yoga đẩy lùi năng lượng tiêu cực

Một số lưu ý khi tập yoga chữa rối loạn lo âu

Các bài tập yoga có thể hỗ trợ chữa chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, giảm stress và cải thiện một số vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi thực hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các bài tập được đề cập trong bài viết đều là các tư thế đơn giản dành cho những người mới bắt đầu. Trong trường hợp có thời gian, bệnh nhân nên đến các trung tâm yoga chuyên nghiệp để được tư vấn và hướng dẫn các bài tập thích hợp. Tuy nhiên, nếu không cảm thấy thoải mái khi tập với người khác, bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện chứng lo âu với những bài tập đơn giản ngay tại nhà.
  • Nên lựa chọn quần áo thoải mái, co giãn tốt để quá trình luyện tập diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, cần chọn không gian yên tĩnh và kín đáo để thoải mái hơn khi thực hành các bài tập yoga chữa rối loạn lo âu.
  • Trước khi tập yoga, cần khởi động để làm nóng cơ thể và thư giãn các cơ. Nếu bỏ qua bước khởi động, các khớp xương có thể bị đau nhức sau khi luyện tập.
  • Chỉ tập yoga khi bụng đói hoặc ít nhất là 3 giờ sau khi ăn (tốt nhất sáng sớm sau khi thức dậy và buổi chiều trước khi ăn tối). Luyện tập sau khi ăn có thể gây trào ngược, khó tiêu và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
  • Hiệu quả của yoga không chỉ đến từ các động tác thể chất mà còn bắt nguồn từ hơi thở. Do đó, khi tập bộ môn này, bệnh nhân cần kiểm soát nhịp thở để điều hòa tuần hoàn máu và thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
  • Trong trường hợp có các vấn đề sức khỏe đi kèm như mang thai, tiêu chảy, chấn thương/ phẫu thuật cơ xương khớp, huyết áp không ổn định,… bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp.
  • Sau một thời gian thực hành các động tác đơn giản, bệnh nhân cũng có thể tìm hiểu thêm một số bài tập yoga nâng cao để cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.
  • Các bài tập yoga chữa rối loạn lo âu chỉ là liệu pháp hỗ trợ. Do đó, bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và tổ chức lối sống khoa học để quản lý bệnh hiệu quả. Khi tình trạng đã ổn định, bệnh nhân vẫn nên duy trì thói quen tập yoga mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và giảm stress.
  • Mỗi buổi tập yoga phải kéo dài ít nhất 15 phút và tối đa 45 phút. Nếu có thời gian, nên tập mỗi ngày để nhận thấy cải thiện rõ rệt. Trong trường hợp bận rộn, bệnh nhân có thể tập xen kẽ 3 – 4 buổi/ tuần.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga