5 Bài Tập Yoga Giảm Đau Lưng Hiệu Quả

Tập yoga là một trong những giải pháp chữa đau lưng hữu hiệu đáp ứng với nhiều trường hợp. Ngoài tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng vận động thì còn mang lại những lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp và tập luyện đúng cách.

Nguyên nhân nào khiến bạn bị đau lưng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do hội chứng đau cơ xơ hóa, gây nên tình trạng đau mỏi lưng và đau toàn thân ở người bệnh. Đây là hội chứng đau lưng mãn tính trong cơ, dây chằng và các phần mềm bên trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, khó chịu và mất ngủ.

Hiện nay có rất nhiều phương thuốc được sử dụng nhưng dường như cũng không cải thiện quá nhiều đối với căn bệnh mãn tính này. Đó là lý do làm nhiều người tìm đến yoga như một phương pháp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, cũng như giảm thiểu cơn đau lưng nhanh chóng.

5 Bài tập yoga chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả

1. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana) là một trong những tư thế tương đối dễ thực hiện trong yoga. Đặc biệt là rất phù hợp với những người bị đau lưng do tác động lên toàn bộ cột sống.

Cách thực hiện:

  • Nằm úp trên sàn tập, thả lỏng cơ thể và hít thở đều.
  • Đặt 2 lòng bàn tay úp dưới vai. 2 bàn chân hướng lên trần nhà và duỗi thẳng các đầu ngón chân.
  • Ấn lòng bàn tay xuống sàn rồi đẩy phần cổ, đầu, vai và khung xương chậu lên
  • Kéo vai về phía sau, mở rộng ngực, ngẩng đầu lên, mắt hướng lên góc 45 độ. Cố gắng siết chặt hông và bụng
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng từ 15 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

2. Tư thế em bé

Đây có thể được xem là một trong những tư thế yoga trị đau lưng đơn giản và hiệu quả nhất. Bài tập này có tác dụng mở rộng phần xương cùng và lưng dưới đồng thời giúp giảm nhịp tim.

Cách thực hiện:

  • Từ từ gập người về phía trước giữa 2 đùi và thở ra.
  • Sau đó mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi.
  • Đưa hai tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn. Cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn.
  • Duy trì tư thế từ 30 giây đến vài phút.
  • Sau đó kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ.

3. Tư thế cây

Tư thế này mang đến cái nhìn vừa vững chắc, vừa duyên dáng. Tư thế này đòi hỏi phải mở mắt, cơ thể phải đứng thăng bằng. Nhờ đó mà con người sẽ luôn cân bằng tâm trạng, cải thiện độ tập trung, đồng thời vùng chân luôn săn chắc, khỏe mạnh.

4. Tư thế cái cung

Tư thế này mang lại sự đàn hồi, dẻo dai cho vùng lưng và các khớp ở lưng không bị tê cứng. Tư thế cây cầu nhằm tăng cường hoạt động của các cơ vùng lưng và hoạt động của các cơ này linh hoạt hơn, làm giãn xương sống, các cơ, dây chằng và dây thần kinh có độ đàn hồi, độ dẻo dai tốt hơn. Ngoài ra, tư thế này phòng ngừa đau thắt lưng dưới.

5. Tư thế chim bồ câu

Có thể gọi tư thế này là thiên thần cứu cánh. Vì với tư thế này có thể giảm đau lưng, mở rộng các cơ như cơ xương chậu, mở rộng háng, mở rộng cơ hông. Tư thế chim bồ câu không gây sức nặng với cơ lưng nên hạn chế đau lưng, cải thiện độ dẻo của lưng dưới.

  • Chuẩn bị với tư thế ngồi trên thảm tập, sau đó co chân phải lại, lòng bàn chân hướng vào trong xương chậu.
  • Duỗi thẳng chân trái về phía sau đồng thời đặt 2 tay lên 2 bên cơ thể, lòng bàn tay đặt úp xuống sàn.
  • Cố gắng giữ 2 chân song song 1 đường thẳng trên sàn. Căn chỉnh hông vuông góc với cạnh trước của thảm. Ngực ưỡn ra phía trước, đầu ngẩng lên cao, đồng thời hít thở đều và thư giãn.
  • Chân sau luôn áp sát vào cơ thể và đầu gối tiếp xúc với sàn để tránh chấn thương.
  • Từ từ hạ thấp ngực và đầu xuống sàn thư giãn. Nâng ngực và đầu lên hít thở đều. Tập tương tự với bên còn lại.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga