1. Hãy ý thức rằng mình là người mới bắt đầu
Rất nhiều người bắt đầu tham gia vào lớp học Yoga với rất nhiều kỳ vọng. Đó chính là một ý nghĩ sai lầm cho người mới bắt đầu. Khi bạn ở điểm xuất phát, bạn sẽ chưa biết được nhiều khái niệm, cũng như không biết được tư thế nào bạn có thể thực hiện, tư thế nào không thể. Bạn sẽ nhìn xung quanh bạn tập của mình và cảm thấy bị thất vọng về bản thân vì không đạt được kỳ vọng đó. Lời khuyên ở đây là hãy thư giãn, làm mọi việc từng bước một. Yoga không phải là một cuộc thi hay cuộc cạnh tranh nào cả, nó là hành trình giúp bạn khám phá bản thân để ngày một khỏe hơn, yêu đời hơn.2. Không nên ăn gì ngay trước khi học
Yoga được thực hành tốt nhất khi bụng đói. Dạ dày của bạn sẽ thấy nó rất khó chịu nếu bạn cố gắng làm xoắn hoặc chuyển động nhanh chóng trong khi nó đang phải tiêu hóa một cái gì đó. Nhiều giảng viên đề nghị ăn ít nhất một giờ trước khi thực hành. Tuy nhiên, nếu bạn không thể, hãy ăn một thứ nhẹ nhàng giống như quả chuối ít nhất 20 phút trước giờ học.3. Hãy tin tưởng vào người hướng dẫn của bạn
Người hướng dẫn của bạn là một chuyên gia, hãy tin tưởng bản năng của họ, họ có lý do để sắp xếp từng vị trí. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với họ, hãy điều chỉnh thân thể theo cách của bạn, hãy biết rằng bạn có thể chấp nhận không thoải mái với điều đó – họ sẽ tôn trọng phán quyết của bạn. Là người mới bắt đầu yoga không có nghĩa là bạn phải cảm thấy không thoải mái.4. Thời gian nào tập yoga tốt nhất?
– Sáng sớm: Tiếng Phạn cho thời gian này là “thời gian thần thánh của yoga”. Lúc này, tinh thần bạn sảng khoái, tập yoga vào buổi sáng sẽ đánh thức các giác quan, thể chất, tình thần, năng lượng và đặc biệt làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.
– Tối muộn: Thời gian này dạ dày rỗng nên tập yoga rất có lợi cho việc hô hấp bằng cơ hoành cũng như tốt cho việc phòng và chữa bệnh. Thêm vào đó, tập yoga giúp điều hòa tâm trí, xua tan mệt mỏi để bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Tập yoga cho người mới nên cố gắng giữ thói quen tập yoga vào cùng một thời điểm mỗi ngày và tập thường xuyên, đều đặn. Khi đã tập luyện một thời gian dài, bạn hãy khám phá cơ thể ở mọi thời điểm và tìm thời điểm tốt nhất cho mình.
5. Tập thở đúng cách
Khi tập yoga, hít – thở là điều quan trọng nhất và đây là điều người mới tập yoga nên học trước tiên khi đến với bộ môn này. Sai lầm nhiều người hay mắc phải lúc tập luyện đó là hít thở nhanh và nông làm tăng lượng carbonic, khiến máu dồn vào lá lách gây đau bụng, chuột rút, tập không hiệu quả. Đặc biệt, nếu không luyện thở chính xác có thể ảnh hướng tới hệ thần kinh, dẫn đến trầm cảm, “tẩu hỏa nhập ma” và khó hồi phục lại được.
6. Không cố gắng phô trương bản thân
Nhiều người khi mới tập yoga rất phấn khích, muốn đạt được hiệu quả thật nhanh nên gấp gáp tập luyện hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi. Hậu quả là họ bị mất ngủ, tâm trạng hay bồn chồn, cáu gắt. Người tập yoga cần hiểu rằng: Trong khi tập yoga, không được vội vàng, hối hả mà cần sự chậm rãi, thận trọng trong từng động tác.
Thêm vào đó, tập yoga cần đặt sự an toàn lên hàng đầu. Tập yoga là để rèn luyện sức khỏe, tinh thần chứ không phải để ganh đua với bạn cùng lớp hay thể hiện bản lĩnh để thầy khen, bạn bè thán phục bằng cách cố gắng tập những động tác khó, các tư thế đặc biệt. Người tập nên hiểu rõ cơ thể mình, thực hiện các động tác trong giới hạn khả năng của mình, ý thức được những gì mình đang làm, giữ cho tâm thần luôn an lạc – đó mới là yoga đích thực.
7. Kiên trì, nhẫn nại
“Dục tốc bất đạt” – đây là nguyên tắc tập yoga cho người mới tập cần nắm vững. Không phải bạn cứ tập thật nhiều, tập nhiều gấp đôi người khác thì sẽ đạt hiệu quả nhanh. Bộ môn này cũng không hề có hiệu quả với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga phải tính bằng năm hoặc nhiều hơn nữa chứ không phải bạn tập theo trào lưu, tập cho vui hay tập theo ý thích nhất thời. Khi tập yoga cần biết cách chế ngự tính chán nản, cần sự chậm rãi, cẩn thận trong từng động tác và kiên trì, nhẫn nại theo đuổi đến cùng.