Tất cả các cơ quan, tế bào bên trong cơ thể đều cần được cung cấp một lượng máu nhằm cung cấp đầy đủ oxy và thực hiện đầy đủ chức năng của những bộ phận này. Nếu khả năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết kém, tất cả các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài việc sử dụng thuốc và xây dựng chế độ ăn hợp lý thì luyện tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp giúp cải thiện sức khỏe, cũng như bộ máy tuần hoàn một cách hoàn chỉnh nhất. Trong đó, yoga không những là loại bài tập dễ thực hiện nhất mà còn là một trong những cách vận động giúp khí huyết lưu thông hiệu quả. Hãy cùng Tuệ Giang tìm hiểu về những bài tập yoga chữa khí huyết hiệu quả nhé!
Chúng ta thường tự nhủ, cơ thể mình bị khí huyết kém nên da dẻ mới thiếu sức sống, sắc mặt nhợt nhạt hay bị đau đầu, luôn cảm thấy mệt mỏi. Rất nhiều người tìm tới yoga như một phương pháp giúp lưu thông khí huyết.
Tập yoga có tác dụng giúp điều hòa khí huyết, mang tới sự điều hòa và điềm tĩnh cho trí óc, giúp tăng cường tập trung, trí nhớ trong công việc, học tập. Tập yoga còn giúp người tập có giấc ngủ sâu và ngon hơn nên tinh thần cũng hưng phấn và sảng khoái hơn.
1. Tư thế yoga chó úp mặt
Đây là tư thế cực kỳ thuận lợi cho lưu thông khí huyết. Bởi phần hông được đặt phía trên trái tim và trái tim lại nằm trên đầu. Thêm vào đó, lợi ích của tư thế chó úp mặt còn là lợi dụng lực hấp dẫn giúp máu lưu thông lên phần đầu tốt hơn. Nó cũng làm vững chắc thêm cho đôi chân, cải thiện lưu thông trong đó.
- Đứng thẳng lưng trên thảm tập, sau đó từ từ hạ 2 lòng bàn tay úp xuống, chổng hông lên phía trên.
- Lưu ý khoảng cách giữa hai cánh tay được đặt ngang rộng bằng vai. Hai bàn tay được đặt rộng bằng vai, hai đầu gối cách nhau rộng bằng hông.
- Cố gắng giữ vững tư thế, hít thở sâu và đều.
- Hóp nhẹ cơ bụng trong, làm mềm phần thắt lưng. Khi bạn cảm nhận được phần thắt lưng mềm mại, không bị gồng cứng là được
- Giữ gối co, kéo dài cánh tay tối đa để làm thẳng cột sống nhưng không rút vai, làm mềm vai để vai và ngực được mở rộng.
- Áp sát phần đùi trên và bụng
- Để vào sâu tư thế, bạn nhẹ nhàng thẳng gối và bước về phía trước một chút.
- Hạ gót chân chạm sàn, hai bàn chân tách nhẹ bằng hông hoặc khép sát đều được.
2. Tư thế yoga chiến binh 2
Tư thế này là giải pháp tuyệt vời để cải thiện cơ bắp ở phần chân. Nó giúp giải phóng các tĩnh mạch ở chân, do đó làm tăng lưu thông máu hiệu quả.
- Đứng thẳng lưng trên thảm tập, sau đó bắt đầu dang rộng 2 chân sao cho có khoảng cách gần bằng 1 sải tay. Đưa 1 chân lên trước, chân còn lại ở phía sau.
- Xoay bàn chân phải ra ngoài 90°, chân trái xoay hướng vào trong một góc 15°. Giữ 2 lòng bàn chân sao cho nằm trên 1 đường thẳng.
- Dang rộng 2 tay, vuông góc với chân. Lòng bàn tay hướng xuống dưới và hai cánh tay song song với mặt đất.
- Hít một hơi thật sâu. Cố gắng cảm nhận được sự thoải mái của cơ thể
- Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 30 đến 40 giây.
- Lặp lại tư thế đổi chân.
3. Tư thế Tam giác (Triangle)
- Bắt đầu bằng cách lặp lại các bước để vào tư thế Chiến binh 2.
- Hít sâu, thở chậm rồi từ từ uốn người sang bên phải, tay phải vươn qua hông, tùy khả năng có thể chạm xuống sàn hoặc phần thấp nhất của chân (cổ chân, mắt cá). Tay trái nâng hướng thẳng lên, tạo với tay phải 1 đường thẳng.
- Giữ tư thế và thư giãn trong 3 – 5 nhịp thở, trở về tư thế ban đầu và đổi bên.
4. Tư thế Gác chân lên tường (Legs up the wall)
- Nằm ngửa, đặt mông và chân áp sát vào tường. Hai tay đặt lên bụng hoặc dang ngang, mặt hướng ra ngoài.
- Điều chỉnh sao cho cơ thể vuông góc với mặt sàn. Hít thở, thư giãn trong 15-20 phút.
- Khi hạ chân xuống cần gập chân nhẹ nhàng, nằm nghiêng một lát trước khi ngồi dậy. Với người cao tuổi hoặc sức yếu, cần lưu ý để tránh bị đổi tư thế đột ngột.
5. Động tác trồng cây chuối
Tuy là một động tác khó nhưng trồng cây chuối vô cùng hiệu quả để duy trì sự dẻo dai của cơ thể và sức căng của khuôn mặt.
- Dùng thảm Yoga, khăn hoặc vật mềm để đỡ đầu
- Đưa hai tay về phía trước, khuỷa tay đặt trên sản và hay tay đan vào nhau như hình
- Đặt đầu vào giữa hai tay đan, hít thở thư giãn
- Cố gắng nâng người thành tư thế ngọn núi. Từ từ nâng hông và lấy lực từ cánh tay, đầu và ngón chân để nâng người lên.
- Cố gắng nâng một chân lên khỏi mặt sàn, chậm chạp và đều đặn, tiếp theo là nâng cả 2 chân
- Khi về tư thế ban đầu, cong người đồng thời hạ từng chân như cách bạn đi lên.
- Thữ giãn ở tư thế quỳ và thở sâu.
6. Tư thế cánh cung
- Nằm sấp, hai tay đặt 2 bên, lòng bàn tay hướng lên trên
- Uốn cong đầu gối cho đến khi hai tay nắm lấy hai mắt cá chân uốn thành hình vòng cung
- Giữ nguyên trọng lượng và dùng bụng để đỡ toàn thân trong 30s rồi trở về tư thế ban đầu.
Thông tin về Tuệ Giang Yoga
Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga