Tư thế yoga giúp chị em giảm đau trong kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh luôn là nỗi ám ảnh đối với các chị em phụ nữ, các bài tập Yoga có thể giúp chị em giảm đau trong kỳ kinh nguyệt mà không cần dùng tới thuốc. Tuệ Giang chia sẻ tới bạn bài tập Yoga giảm đau bụng kinh vô cùng hiệu quả.

1. Có nên tập yoga trong kỳ kinh nguyệt không?

Nhiều người vẫn thường quan niệm rằng, khi đến ngày có kinh thì không nên tập thể dục và cũng đồng nghĩa với việc không nên tập yoga. Điều này chưa hẳn đã đúng, Yoga giải phóng hormone Endorphin giúp bạn cảm thấy vui vẻ và dễ chịu. Nhờ đó sẽ hạn chế cảm giác ở những cơn đau bụng hay đau lưng thường gặp. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý chỉ thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và không vận động quá mạnh trong thời gian này.

2. Lợi ích của việc tập yoga trong kỳ kinh nguyệt

Tập yoga trong kỳ kinh nguyệt mang đến rất nhiều lợi ích cho chị em, có thể kể đến như:
  • Giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa một số bệnh.
  • Giúp lưu thông máu tốt hơn và tinh thần thêm thoải mái, sảng khoái, cơn đau bụng thuyên giảm.
  • Giúp tăng sự tập trung, phản xạ và giảm bớt nỗi lo lắng và bất an.
  • Giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt ở thân dưới

3. Tư thế yoga giúp chị em giảm đau trong kỳ kinh nguyệt

3.1. Tư thế em bé

Tư thế em bé có thể thực hiện ở bất cứ khi nào bạn cần nghỉ ngơi và điều hòa lại hơi thở. Tư thế em bé làm dịu hệ thần kinh và giải phóng căng thẳng ở cổ và lưng dưới.

Tư thế Em bé: Vì sao có tên gọi 'dễ thương', nghiên cứu trên tạp chí  Psychological chỉ ra giá trị tuyệt vời gì?
  • Ngồi xuống thảm, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Mở rộng đầu gối và hông, hít thử thật đều nhé.
  • Gập người về trước giữa 2 đùi và thở ra, sau đó từ từ mở rộng hông.
  • Vươn thẳng tay qua đầu thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai, cảm nhận sức nặng của vai và giữ trong vòng 30 giây đến vài phút.
  • Đây là tư thế thư giãn nên bạn có thể tập bất cứ lúc nào, khi kết thúc tư thế, hãy hít thở đều và nâng người lên từ từ.

3.2. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang mang lại nhiều năng lượng và điều chỉnh sự mất cân bằng, đây là nền tảng của các bài tập yoga và giúp giảm các đơn đau bụng kinh hiệu quả.

Tư thế rắn hổ mang: Tác dụng và cách thực hiện chuẩn

  • Nằm sấp trên thảm và duỗi 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm sàn.
  • Đùi và hông sát sàn, chống 2 tay từ từ nâng thân trên lên.
  • Kéo vai ngược về sau và giữ hông thật chặt và cảm nhận độ căng của cơ thể. Giữ tư thế trong vòng 15 – 30 giây và lặp lại.

3.3. Tư thế chim bồ câu

Tư thế chim bồ câu giúp bạn mở rộng hông. Đây là tư thế yoga cho người tập ở mức trung cấp. Vậy nên, bạn sẽ cần một chút thời gian làm quen để có thể thực hành thoải mái tư thế này.
Làm thế nào để chinh phục tư thế Yoga Chim Bồ Câu?
  • Ngồi trên thảm và co chân phải lại, bàn chân hướng vào xương chậu.
  • Chân trái duỗi thẳng về sau. Hai tay đặt hai bên, úp lòng bàn tay xuống, các ngón tay hướng ra ngoài.
  • Giữ hai chân song song một đường thẳng trên sàn, giữ hông và hướng cơ thể về phía trước, đầu và ngực ngước lên cao, hít thở đều.
  • Chân sau áp mu và đầu gối thẳng xuống thảm để tránh chấn thương. Không để chân trước bị mông đè lên
  • Sau đó nâng ngực và đầu lên hít thở và thư giản. Làm lại tương tự cho chân trái.

3.4. Tư thế xả hơi

Tư thế xả hơi giúp giảm căng thẳng, tâm trí và tinh thần được thư giãn, kích thích khả năng tự chữa lành bản thân. Bạn nên tập vào buổi sáng để cơ thể hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn trong suốt cả ngày.
Ngỡ Ngàng Với Những Lợi Ích Vi Diệu Của Tư Thế Xả Hơi • Leep.app
  • Nằm ngửa trên thảm, hai chân duỗi thẳng, bàn chân đặt cạnh nhau, cánh tay đặt xuôi theo hướng cơ thể.
  • Hít thật sâu, khi thở ra bạn gập đầu gối và đưa về phía ngực, đồng thời ấn đùi lên vùng bụng. Vòng cánh tay quanh chân ôm đầu gối.
  • Hãy giữ tư thế này càng lâu càng tốt, hít thở sâu. Mỗi khi thở ra hãy siết chặt tay và đè mạnh đùi. Khi hít vào thì hãy nới lỏng tay.

3.5. Tư thế lạc đà

Tư thế lạc đà kích thích các cơ quan vùng bụng, do đó đây được xem là tư thế yoga giảm đau bụng kinh rất hiệu quả.
Yoga - Hướng dẫn tư thế Con Lạc Đà
  • Đầu tiên bạn hãy quỳ gối xuống thảm, giữ thẳng lưng
  • Từ từ ngả nửa thân trên về phía sau sao cho hai tay chạm đến lòng bàn chân, nếu bạn mới bắt đầu, hãy đặt thêm gối lên chân để tạo sự thoải mái.
  • Giữ tư thế này khoảng 30 giây sau đó từ từ trở về tư thế ban đầu.

4. Cần lưu ý gì trong khi tập yoga ngày đèn đỏ?

  • Các động tác đảo lộn sẽ khiến cho tử cung bị kéo về hướng đầu cổ, căng dây chằng và có khả năng dẫn đến tình trạng tắc máu hoặc máu sẽ chảy nhiều hơn. Vậy nên, chị em nên tránh các tư thế như tư thế trồng cây chuối, tư thế cái cày hay tư thế bò cạp…
  • Trong thời gian hành kinh thì đa số chị em đều bị đau bụng, co thắt xương chậu. Việc thực hiện các động tác Yoga mạnh sẽ không tốt tới vùng này và làm bạn đau hơn. Bạn nên tránh các tư thế vặn mình, các tư thế đứng cần sử dụng nhiều lực ở vùng bụng và xương chậu.
  • Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn tập một tư thế yoga phù hợp nhất, đừng tập luyện quá sức.

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga