Bài Tập Thở Yoga Cho Người Bắt Đầu

Trong mỗi buổi tập yoga, các huấn luận viên luôn yêu cầu học viên chú trọng việc hít thở. Lý do là vì tập yoga hít thở đúng cách vô cùng quan trọng. Yoga bắt nguồn từ thiền định. Vì vậy việc điều khiển hơi thở cũng chính là “linh hồn” của bộ môn này. Nếu bạn chỉ cố gắng tập đúng kỹ thuật mà không biết cách thở thì việc luyện tập có thể gây tác dụng ngược. Nhiều trường hợp thở sai khi tập yoga gặp phải tình trạng đau đầu, choáng váng, khó tập trung. Bài viết này Tuệ Giang sẽ bật mí cho bạn các kỹ thuật thở trong yoga. Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ.

Vì sao kỹ thuật hít thở trong yoga quan trọng?

Đừng ngạc nhiên khi trong những buổi tập đầu, huấn luận viên yoga luôn yêu cầu bạn cố gắng lè lưỡi ra khỏi miệng hay phình bụng thật to khi hít vào… Bởi trong bộ môn yoga, hít thở đúng cách cũng quan trọng như bạn không được tập sai tư thế.

Động tác đúng khi luyện tập yoga kết hợp với hít thở nhịp nhàng, đúng kỹ thuật giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Nhờ đó gia tăng thời gian hấp thu dưỡng khí vào máu, giúp bảo đảm chức năng hoạt động của các nội tạng, tuyến nội tiết trong cơ thể. Duy trì cách thở đúng trong suốt quá trình tập yoga sẽ giúp bạn cảm thấy cơ thể được thả lỏng, đầu óc thư thái và tỉnh táo hơn rất nhiều.

Lợi ích của các bài tập thở yoga đối với sức khỏe con người

Giải độc tố

Một trong những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giải độc trong cơ thể. Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.

Giảm căng thẳng

Thông thường, khi gặp bất kì một vấn đề căng thẳng hay áp lực, chúng ta thường có xu hướng hít một hơi thở sâu. Điều này giúp bạn thư giãn tâm trí, lấy lại được sự cân bằng, tự tin bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm. Hơi thở nông (không sâu) là một trong nhiều lý do làm bạn căng thẳng.

Các bài tập thở yoga cho người mới bắt đầu

1. Bài tập thở ống bễ bhastrika

  • Bạn ngồi thẳng lưng, giữ thẳng cổ, cằm hơi hướng về phía trước, ngồi khoanh chân, nhẹ nhàng đặt hai tay lên đùi.
  • Thả lỏng cơ bụng, hít mạnh và sâu vào bằng mũi sao cho bụng phình to ra, hai bên thành bụng nở rộng. Sau đó thở mạnh ra với lực tương tự, cố gắng đẩy hết không khí ra ngoài để bụng xẹp xuống.
  • Cứ sau 10 lần hít thở sâu thì thả lỏng và hít thở bình thường khoảng 15 giây. Có thể lặp lại quy trình này 5 lần tuy nhiên trong mỗi lần tập chỉ nên thực hiện tối đa 5 phút.

2. Bài tập thở mũi luân phiên nadi shodhana

  • Ngồi thẳng lưng trên thảm tập với một tư thế thoải mái nhất
  • Tay trái đặt thả lỏng bên cạnh. Đưa tay phải lên dùng ngón cái bịt mũi. Thả lỏng tay trái trên đùi hoặc trong lòng bạn rồi đưa tay phải lên mặt.
  • Cụp ngón tay trỏ và ngón giữa lại sau đó dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải lại, hít vào từ từ bằng lỗ mũi trái.
  • Khi đã hoàn thành việc hít vào, bạn dùng ngón tay áp út bịt lỗ mũi trái lại và mở lỗ mũi bên phải ra sau đó từ từ thở ra bằng lỗ mũi này.
  • Đây là bài tập thở ra hít vào bằng mũi luân phiên nên bạn có thể thực hiện trong vòng 10 lần.

3. Bài tập thở đại dương Ujjayi

  • Bạn ngồi ở tư thế tập thiền, miệng khép chặt, hai nhắm mắt lại, hít thở đều và nhẹ nhàng bằng mũi.
  • Khi hít vào thật sâu, bụng nở hết mức bạn bắt đầu giữ hơi khoảng 5-6 giây sau đó thở ra nhẹ nhàng. Khi thở ra, bạn cúi nhẹ đầu xuống, cằm tì vào điểm nối giữa hai xương quai xanh  đồng thời hóp chặt bụng lại để đẩy hết không khí ra khỏi lồng ngực. Thời gian hít vào và thở ra của kỹ thuật này này nên dài và sâu hơn nhịp thở bình thường của bạn.

Chú ý khi tập thở Yoga

  • Thả lỏng vai xuống
  • Điều chỉnh tư thế ngồi
  • Không ăn quá no trước khi tập hít thở
  • Chú ý tới việc thở ra nhiều hơn là hít vào

Thông tin về Tuệ Giang Yoga

Theo dõi các kênh thông tin của Tuệ Giang Yoga